Một số băn khoăn về năng lực dạy học của học sinh sinh viên trong các trường Sư phạm hiện nay

ThS. Nguyễn Thị Sơn Hà – Khoa Tự nhiên

1. Quan niệm về năng lực sư phạm

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non, giáo viên Tiểu học, giáo viên Trung học cơ sở, giáo viên Trung học phổ thông đề cập đến 5 loại năng lực có liên quan đến năng lực Năng lực Sư phạm:

– Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

– Năng lực dạy học;

– Năng lực giáo dục;

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

– Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

– Năng lực phát triển nghề nghiệp.

Như vậy, Năng lực Sư phạm có thể được hiểu là tổ hợp những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để thực hiện thành công các công việc chuyên môn của nghề dạy học theo những tiêu chuẩn, tiêu chí đặt ra đối với từng công việc đó.

Năng lực sư phạm được phát triển trong suốt cả cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của giáo viên ; trong đó giai đoạn đào tạo ban đầu ở các trường sư phạm hoặc cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên giữ vai trò nền tảng. Vấn đề đặt ra đối với các trường sư phạm là làm thế nào để khẳng định được rằng: người được đào tạo về Năng lực sư phạm sẽ dạy học, giáo dục học sinh tốt hơn người không được đào tạo về nội dung này.

2. Quan niệm về Năng lực dạy học

Theo thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Năng lực dạy học gồm các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Xây dựng kế hoạch dạy học
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. 

Tiêu chí 2: Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

Tiêu chí 3: Đảm bảo chương trình môn học

Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

Tiêu chí 4: Vận dụng các phương pháp dạy học

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. 

Tiêu chí 5: Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.

Tiêu chí 6: Xây dựng môi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

Tiêu chí 7 :Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

Tiêu chí 8: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Như vậy, các trường sư phạm đào tạo GV phải đảm bảo đạt chuẩn đầu ra theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau đây chúng tôi xin nêu một số băn khoăn về các tiêu chí 2, 3, 4 và 5 trong năng lực dạy học của sinh viên trong các trường sư phạm hiện nay.

3. Thực trạng về năng lực dạy học của sinh viên trong các trường sư phạm hiện nay

Nếu cứ nhìn vào kết quả kiến tập, thực tập sư phạm của SV mà các trường sư phạm tổng kết hàng năm thì bất cứ ai cũng rất khâm phục và yên tâm với chất lượng đào tạo nghề dạy học. Hầu hết các báo cáo tổng kết thực tập sư phạm cho thấy tỉ lệ SV được đánh giá đạt loại khá, giỏi và xuất sắc chiếm tỉ lệ rất cao. Thế nhưng có một nghịch lí là, các trường phổ thông đánh giá kết quả thực tập của SV cao như vậy, nhưng khi SV tốt nghiệp xin về giảng dạy thì chính trường đó lại không dám nhận! Vì sao vậy? Qua việc dự giờ của SV thực tập, trao đổi với các GV hướng dẫn và SV, chúng tôi có một số nhận định về các tiêu chí trong năng lực dạy học của SV sư phạm hiện nay như sau:

– Tiêu chí 2 và 3 yêu cầu “Đảm bảo kiến thức và chương trình môn học” thì vẫn còn không ít SV chưa vững vàng về kiến thức nên chưa làm chủ được bài giảng (không dám di chuyển xuống lớp, vì không thể rời giáo án).

– Tiêu chí 4 yêu cầu “Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh” thì đa phần các SV vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, khả năng vận dụng các phương pháp DH tích cực (nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp-đàm thoại, thảo luận nhóm, động não, đóng vai…) còn lúng túng… Trong thực tế, các GV hướng dẫn cũng có yêu cầu SV tổ chức một số hoạt động dạy học theo nhóm nhưng đa phần SV còn yếu kỹ năng này, nhất là trong khâu chọn vấn đề cần thảo luận nhóm, chia nhóm, phân công trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, đặc biệt là điều khiển hoạt động của nhóm. Bởi vậy, kết quả hoạt động nhóm không cao, đôi khi mang tính hình thức.

– Tiêu chí 5 yêu cầu “Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học” thì kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan của SV còn yếu, chưa biết kết hợp khéo léo giữa lời nói với việc chỉ dẫn trên đồ dùng trực quan. Một số SV đã cố gắng áp dụng CNTT vào dạy học nhưng còn nặng về biểu diễn, trình chiếu trên màn hình, nên hiệu quả thấp.

Ngoài ra, kỹ năng diễn đạt chưa chuẩn (vẫn còn SV nói ngọng, nói lắp, nói nhát gừng, nói tiếng địa phương hoặc đưa thêm những liên từ rằng, thì, là mà…), kỹ năng viết bảng còn kém (chữ xấu, trình bày chưa khoa học…), kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống dạy học còn lúng túng…. làm giảm hiệu quả dạy học.

4. Ý kiến đề xuất

– Rèn kĩ năng giao tiếp cho SV từ khi bắt đầu vào trường sư phạm. Các em cần tập dần từng bước, tập nói (từ nói đúng ngữ âm tiếng Việt, nói câu đầy đủ, đến nói lưu loát, diễn đạt đúng ý muốn…) cũng như tập viết bảng (từ viết đúng chính tả, viết rõ ràng, sạch đẹp đến trình bày khoa học…) trong khi học tất cả các môn học.

– Đổi mới việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên từ thời gian, chương trình, nội dung và cách đánh giá… Có chương trình riêng cho các SV đan tộc thiểu số.

– Phải xây dựng được trường thực hành. Mỗi trường sư phạm nhất thiết phải có trường thực hành, đó được xem như một trung tâm huấn luyện nghề có uy tín. Trường thực hành phải được đầu tư thật tốt về mọi mặt từ đội ngũ giáo viên đến điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện kĩ thuật cần thiết để phục vụ dạy- học, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV.

– Các trường sư phạm cần có sự liên kết, hợp tác, chia sẻ, trao đổi với nhau trong kinh nghiệm đào tạo. Hằng năm mỗi trường luân phiên đăng cai tổ chức những hội thảo khoa học với nhiều chuyên đề có sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lí, các đồng nghiệp của các trường kể cả SV để cùng nhau thảo luận, trao đổi, học tập rút kinh nghiệm.

Tóm lại, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho SV là một chức năng quan trọng trong mục tiêu đào tạo của các trường sư phạm, nhưng đây cũng là vấn đề còn nhiều nan giải. Như “bài toán” có nhiều ẩn số vậy, mỗi người cố gắng tìm một cách giải theo suy nghĩ riêng của mình với mong muốn tìm cho được lời giải hay nhất. “Bài toán”nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho SV đang cần lời giải của tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Tài liêu tham khảo
1. ĐỔI MỚI RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM- MỘT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN (TS Phạm Thị Kim Anh, Viện NCSP-ĐHSPHN) webside: VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM http://ioer.edu.vn/component/k2/item/157
2. NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG- webside: CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG http://caodanghaiduong.edu.vn/index.php/vi/
3. BÀN GÓP ĐÔI ĐIỀU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN – ThS. Trần Đình Tích- webside: ĐẠI HỌC CẦN THƠ http://www.ctu.edu.vn

Một số băn khoăn về năng lực dạy học của học sinh sinh viên trong các trường Sư phạm hiện nay

Gửi vào: 09:57 30/05/2016

ThS. Nguyễn Thị Sơn Hà – Khoa Tự nhiên

1. Quan niệm về năng lực sư phạm

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non, giáo viên Tiểu học, giáo viên Trung học cơ sở, giáo viên Trung học phổ thông đề cập đến 5 loại năng lực có liên quan đến năng lực Năng lực Sư phạm:

– Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

– Năng lực dạy học;

– Năng lực giáo dục;

– Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

– Năng lực phát triển nghề nghiệp.

Như vậy, Năng lực Sư phạm có thể được hiểu là tổ hợp những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để thực hiện thành công các công việc chuyên môn của nghề dạy học theo những tiêu chuẩn, tiêu chí đặt ra đối với từng công việc đó.

Năng lực sư phạm được phát triển trong suốt cả cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của giáo viên ; trong đó giai đoạn đào tạo ban đầu ở các trường sư phạm hoặc cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên giữ vai trò nền tảng. Vấn đề đặt ra đối với các trường sư phạm là làm thế nào để khẳng định được rằng: người được đào tạo về Năng lực sư phạm sẽ dạy học, giáo dục học sinh tốt hơn người không được đào tạo về nội dung này.

2. Quan niệm về Năng lực dạy học

Theo thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Năng lực dạy học gồm các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Xây dựng kế hoạch dạy học
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. 

Tiêu chí 2: Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

Tiêu chí 3: Đảm bảo chương trình môn học

Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

Tiêu chí 4: Vận dụng các phương pháp dạy học

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. 

Tiêu chí 5: Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.

Tiêu chí 6: Xây dựng môi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

Tiêu chí 7 :Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

Tiêu chí 8: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Như vậy, các trường sư phạm đào tạo GV phải đảm bảo đạt chuẩn đầu ra theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau đây chúng tôi xin nêu một số băn khoăn về các tiêu chí 2, 3, 4 và 5 trong năng lực dạy học của sinh viên trong các trường sư phạm hiện nay.

3. Thực trạng về năng lực dạy học của sinh viên trong các trường sư phạm hiện nay

Nếu cứ nhìn vào kết quả kiến tập, thực tập sư phạm của SV mà các trường sư phạm tổng kết hàng năm thì bất cứ ai cũng rất khâm phục và yên tâm với chất lượng đào tạo nghề dạy học. Hầu hết các báo cáo tổng kết thực tập sư phạm cho thấy tỉ lệ SV được đánh giá đạt loại khá, giỏi và xuất sắc chiếm tỉ lệ rất cao. Thế nhưng có một nghịch lí là, các trường phổ thông đánh giá kết quả thực tập của SV cao như vậy, nhưng khi SV tốt nghiệp xin về giảng dạy thì chính trường đó lại không dám nhận! Vì sao vậy? Qua việc dự giờ của SV thực tập, trao đổi với các GV hướng dẫn và SV, chúng tôi có một số nhận định về các tiêu chí trong năng lực dạy học của SV sư phạm hiện nay như sau:

– Tiêu chí 2 và 3 yêu cầu “Đảm bảo kiến thức và chương trình môn học” thì vẫn còn không ít SV chưa vững vàng về kiến thức nên chưa làm chủ được bài giảng (không dám di chuyển xuống lớp, vì không thể rời giáo án).

– Tiêu chí 4 yêu cầu “Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh” thì đa phần các SV vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, khả năng vận dụng các phương pháp DH tích cực (nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp-đàm thoại, thảo luận nhóm, động não, đóng vai…) còn lúng túng… Trong thực tế, các GV hướng dẫn cũng có yêu cầu SV tổ chức một số hoạt động dạy học theo nhóm nhưng đa phần SV còn yếu kỹ năng này, nhất là trong khâu chọn vấn đề cần thảo luận nhóm, chia nhóm, phân công trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, đặc biệt là điều khiển hoạt động của nhóm. Bởi vậy, kết quả hoạt động nhóm không cao, đôi khi mang tính hình thức.

– Tiêu chí 5 yêu cầu “Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học” thì kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan của SV còn yếu, chưa biết kết hợp khéo léo giữa lời nói với việc chỉ dẫn trên đồ dùng trực quan. Một số SV đã cố gắng áp dụng CNTT vào dạy học nhưng còn nặng về biểu diễn, trình chiếu trên màn hình, nên hiệu quả thấp.

Ngoài ra, kỹ năng diễn đạt chưa chuẩn (vẫn còn SV nói ngọng, nói lắp, nói nhát gừng, nói tiếng địa phương hoặc đưa thêm những liên từ rằng, thì, là mà…), kỹ năng viết bảng còn kém (chữ xấu, trình bày chưa khoa học…), kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống dạy học còn lúng túng…. làm giảm hiệu quả dạy học.

4. Ý kiến đề xuất

– Rèn kĩ năng giao tiếp cho SV từ khi bắt đầu vào trường sư phạm. Các em cần tập dần từng bước, tập nói (từ nói đúng ngữ âm tiếng Việt, nói câu đầy đủ, đến nói lưu loát, diễn đạt đúng ý muốn…) cũng như tập viết bảng (từ viết đúng chính tả, viết rõ ràng, sạch đẹp đến trình bày khoa học…) trong khi học tất cả các môn học.

– Đổi mới việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên từ thời gian, chương trình, nội dung và cách đánh giá… Có chương trình riêng cho các SV đan tộc thiểu số.

– Phải xây dựng được trường thực hành. Mỗi trường sư phạm nhất thiết phải có trường thực hành, đó được xem như một trung tâm huấn luyện nghề có uy tín. Trường thực hành phải được đầu tư thật tốt về mọi mặt từ đội ngũ giáo viên đến điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện kĩ thuật cần thiết để phục vụ dạy- học, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV.

– Các trường sư phạm cần có sự liên kết, hợp tác, chia sẻ, trao đổi với nhau trong kinh nghiệm đào tạo. Hằng năm mỗi trường luân phiên đăng cai tổ chức những hội thảo khoa học với nhiều chuyên đề có sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lí, các đồng nghiệp của các trường kể cả SV để cùng nhau thảo luận, trao đổi, học tập rút kinh nghiệm.

Tóm lại, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho SV là một chức năng quan trọng trong mục tiêu đào tạo của các trường sư phạm, nhưng đây cũng là vấn đề còn nhiều nan giải. Như “bài toán” có nhiều ẩn số vậy, mỗi người cố gắng tìm một cách giải theo suy nghĩ riêng của mình với mong muốn tìm cho được lời giải hay nhất. “Bài toán”nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho SV đang cần lời giải của tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Tài liêu tham khảo
1. ĐỔI MỚI RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM- MỘT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN (TS Phạm Thị Kim Anh, Viện NCSP-ĐHSPHN) webside: VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM http://ioer.edu.vn/component/k2/item/157
2. NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG- webside: CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG http://caodanghaiduong.edu.vn/index.php/vi/
3. BÀN GÓP ĐÔI ĐIỀU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN – ThS. Trần Đình Tích- webside: ĐẠI HỌC CẦN THƠ http://www.ctu.edu.vn


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
  • MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
  • ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
Các bài đã đăng
  • Nhận thức, thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đối với hoạt động nghiên cứu khoa học (29/05)
  • Mối liên hệ giữa nội dung học phần “Cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán” và nội dung dạy học toán ở trường tiểu học (17/03)
  • Đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong trường Sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (01/03)
  • Nghiệm thu đề tài, tập bài giảng và sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 (04/08)
  • Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN; năm học 2014-2015 (04/08)
  • Tham dự Hội thảo khoa học quốc tế tại Tuyên Quang (28/05)
  • Tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông (28/05)
  • Trò chơi A quý (Đu quay) của dân tộc Hà Nhì (30/03)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin