Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học trong đào tạo theo tín chỉ đối với sinh viên

Tác giả: Ths Đào Thị Lan

Để đáp ứng mục tiêu các sinh viên (SV), (hay người học nói chung) không phải chịu nhiều áp lực trong những kỳ thi cuối kỳ, cuối khóa thì cần có những thay đổi trong cách đánh giá người học, nhất là đánh giá các sản phẩm tự học của SV.

Trong khung chương trình của đào tạo theo tín chỉ đã thể hiện bản chất của học chế tín chỉ, xác định rõ thời gian học trên lớp; thời gian học trong phòng thí nghiệm, thực tập, hay thực hành; thời gian tự đọc sách, nghiên cứu, làm bài tập, chuẩn bị xê-mi-na ở nhà.

Với trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Lào Cai, quá trình chuẩn bị để giúp cho SV tự học, đã cho SV nhiều điều kiện thuận lợi, đó là: đội ngũ Giảng viên; đề cương môn học (hoặc đề cương bài giảng); đề cương chi tiết; giáo trình, tài liệu; trung tâm hỗ trợ học tập (KLF)… Giảng viên có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cơ bản và hướng dẫn SV tự tìm kiếm kiến thức ở ngoài lớp học. Việc giảng viên (GV) hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho SV và đánh giá kết quả thực hiện được thể hiện trong đề cương bài giảng phát cho SV trước hoặc ngay trong buổi lên lớp đầu tiên.

Trong quá trình lên lớp: Theo lý thuyết và kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã đào tạo theo tín chỉ thì: GV không truyền thụ toàn bộ các kiến thức đã được trình bày trong giáo trình, tài liệu tham khảo mà chỉ thực hiện những công việc nhằm hướng dẫn SV tích luỹ kiến thức, kỹ năng và nâng cao hứng thú học tập, lòng yêu khoa học cũng như ngành đào tạo đã lựa chọn (do SV đã có thời gian tự nghiên cứu ở nhà hoặc trong thư viện, Trung tâm hỗ trợ học tập). Vì thế, GV tập trung vào các thao tác: giải thích những vấn đề mà GV cho là SV sẽ gặp khó khăn khi tự đọc, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu; nhấn mạnh những vấn đề mà SV cần chú ý trong giáo trình và tài liệu tham khảo mà GV đã yêu cầu SV đọc; hướng dẫn SV thảo luận những vấn đề trong những tài liệu mà SV đã đọc, hoặc những bài nghiên cứu mà GV yêu cầu mỗi SV thực hiện; theo dõi các ý kiến thảo luận của SV, giải thích những nội dung SV hiểu chưa đúng.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Trong quá trình lên lớp GV đã hướng dẫn cho các em những thao tác tự học cơ bản sau:

– Lựa chọn những kiến thức cơ bản, phù hợp, gắn với thực tế phổ thông. Đặc biệt là những nội dung đã giảm tải ở mỗi cấp học, ngành học.

– Kiểm tra việc tự học, tự đọc giáo trình, tài liệu tham khảo khác. Sự kiểm tra này GV có thể thực hiện đầu giờ, hoặc trong quá trình lên lớp khi thực hiện các tiết học lý thuyết. Với các tiết thảo luận, thực hành cần huy động nhiều hơn việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của SV. Ví dụ: Khi dạy các học phần phương pháp dạy học chuyên ngành cần yêu cầu SV tìm hiểu thực tế như việc dạy học chuyên ngành đó hiện nay như thế nào (thành công, hạn chế) qua đó cho SV trao đổi tìm ra phương hướng khắc phục các tồn tại mà các em đã đọc hay tìm hiểu được. Cũng cần hướng dẫn cụ thể, chi tiết để SV dễ tìm hiểu, dễ đọc các tài liệu, cũng như giáo trình… như hướng dẫn đọc giáo trình thì từ trang đến trang; hay tên Webside, tên các báo mạng internet, tên bài cụ thể. Ví dụ: bài “Vì sao chúng em ngán học Lịch sử?” báo Vietnamnet, ngày 30/7/2011; hoặc bài “Không quá khó để trò yêu lịch sử” báo GD&TĐ, ngày 14/9/2013; hay “Vài suy nghĩ về việc dạy và học lịch sử” của tác giả Nguyễn Thị Hậu… Đồng thời với việc cung cấp nguồn, GV hướng dẫn SV cách thức chắt lọc thông tin theo chiều hướng tích cực, không đi sâu mổ xẻ những tồn tại khi các em chưa đủ thực tế để đánh giá, xem xét.

Để việc tự học, tự nghiên cứu của SV trở thành một nhiệm vụ bắt buộc, thường xuyên cần chú ý đến cách thức hướng dẫn tự học và đánh giá hoạt động này. Ngoài cách đánh giá kết quả môn học được quy định trong đề cương chi tiết môn học thì GV thông qua giờ lên lớp & thảo luận, đánh giá thái độ và kết quả học tập trên lớp và tự học ở nhà của SV cũng như kiến thức mà SV thu nhận được, đồng thời công bố cho SV biết ý kiến đánh giá của mình; Thường xuyên tổ chức kiểm tra ngắn, đột xuất với cả lớp hoặc với một số SV bằng hình thức nói hoặc viết (thu vở bài tập và chấm ngay trên lớp) để thúc đẩy SV thường xuyên tự học; trả bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu của SV và có nhận xét về các bài làm đó. Các sản phẩm tự học này được sử dụng làm điểm cho các bài hệ số.

     
 
Tác giả và SV lớp CĐ14 VN học trong một giờ lên lớp

Ngoài ra, để khuyến khích những SV có quá trình tự học tốt, chăm chỉ và bước đầu định hướng cho những SV này biết nghiên cứu khoa học, GV cần giao những bài tập, bài luận, thu hoạch… sau một chương, một phần của chương trình học. Sau khi giao bài hoặc các chủ đề nghiên cứu ngắn, quy định thời gian hoàn thành, GV thu sản phẩm, xem xét, đánh giá. Nếu điểm số cao có thể thay thế các bài kiểm tra hệ số hai để động viên, khuyến khích các SV đó và cả các em SV khác. Cần lưu ý: các chủ đề, chủ điểm, bài luận giao cho SV không được trùng nhau, để tránh việc các em chép của nhau.

Trong tổ chức cho SV thực hiện các bài kiểm tra một tiết tính hệ số 2, GV cần ra đề, tìm chủ đề kiểm ra trong đó có một phần kiến thức thuộc nội dung được giao nghiên cứu tự học. Các đề kiểm tra nên có sự xuyên suốt kiến thức và kiểm tra ở mức độ “hiểu”,  không nên chỉ dừng ở mức độ “biết”. Như vậy, vừa tránh việc SV sử dụng tài liệu, vừa khuyến khích SV tự học hiệu quả.

 Một tiết dạy trong đó có kiểm tra nhiệm vụ tự học của SV

Việc đánh giá thường xuyên các hoạt động tự học sẽ làm giảm sức ép thi cử cuối học kỳ cho SV, giảm tình trạng nhồi nhét kiến thức để lo đối phó thi cử và như vậy cho phép SV hiểu và yêu thích môn học, nâng cao khả năng tự học theo kiểu nghiên cứu trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay ở các trường chuyên nghiệp.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học trong đào tạo theo tín chỉ đối với sinh viên

Gửi vào: 13:43 17/03/2015

Tác giả: Ths Đào Thị Lan

Để đáp ứng mục tiêu các sinh viên (SV), (hay người học nói chung) không phải chịu nhiều áp lực trong những kỳ thi cuối kỳ, cuối khóa thì cần có những thay đổi trong cách đánh giá người học, nhất là đánh giá các sản phẩm tự học của SV.

Trong khung chương trình của đào tạo theo tín chỉ đã thể hiện bản chất của học chế tín chỉ, xác định rõ thời gian học trên lớp; thời gian học trong phòng thí nghiệm, thực tập, hay thực hành; thời gian tự đọc sách, nghiên cứu, làm bài tập, chuẩn bị xê-mi-na ở nhà.

Với trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Lào Cai, quá trình chuẩn bị để giúp cho SV tự học, đã cho SV nhiều điều kiện thuận lợi, đó là: đội ngũ Giảng viên; đề cương môn học (hoặc đề cương bài giảng); đề cương chi tiết; giáo trình, tài liệu; trung tâm hỗ trợ học tập (KLF)… Giảng viên có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cơ bản và hướng dẫn SV tự tìm kiếm kiến thức ở ngoài lớp học. Việc giảng viên (GV) hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho SV và đánh giá kết quả thực hiện được thể hiện trong đề cương bài giảng phát cho SV trước hoặc ngay trong buổi lên lớp đầu tiên.

Trong quá trình lên lớp: Theo lý thuyết và kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã đào tạo theo tín chỉ thì: GV không truyền thụ toàn bộ các kiến thức đã được trình bày trong giáo trình, tài liệu tham khảo mà chỉ thực hiện những công việc nhằm hướng dẫn SV tích luỹ kiến thức, kỹ năng và nâng cao hứng thú học tập, lòng yêu khoa học cũng như ngành đào tạo đã lựa chọn (do SV đã có thời gian tự nghiên cứu ở nhà hoặc trong thư viện, Trung tâm hỗ trợ học tập). Vì thế, GV tập trung vào các thao tác: giải thích những vấn đề mà GV cho là SV sẽ gặp khó khăn khi tự đọc, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu; nhấn mạnh những vấn đề mà SV cần chú ý trong giáo trình và tài liệu tham khảo mà GV đã yêu cầu SV đọc; hướng dẫn SV thảo luận những vấn đề trong những tài liệu mà SV đã đọc, hoặc những bài nghiên cứu mà GV yêu cầu mỗi SV thực hiện; theo dõi các ý kiến thảo luận của SV, giải thích những nội dung SV hiểu chưa đúng.

Trong quá trình lên lớp GV đã hướng dẫn cho các em những thao tác tự học cơ bản sau:

– Lựa chọn những kiến thức cơ bản, phù hợp, gắn với thực tế phổ thông. Đặc biệt là những nội dung đã giảm tải ở mỗi cấp học, ngành học.

– Kiểm tra việc tự học, tự đọc giáo trình, tài liệu tham khảo khác. Sự kiểm tra này GV có thể thực hiện đầu giờ, hoặc trong quá trình lên lớp khi thực hiện các tiết học lý thuyết. Với các tiết thảo luận, thực hành cần huy động nhiều hơn việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của SV. Ví dụ: Khi dạy các học phần phương pháp dạy học chuyên ngành cần yêu cầu SV tìm hiểu thực tế như việc dạy học chuyên ngành đó hiện nay như thế nào (thành công, hạn chế) qua đó cho SV trao đổi tìm ra phương hướng khắc phục các tồn tại mà các em đã đọc hay tìm hiểu được. Cũng cần hướng dẫn cụ thể, chi tiết để SV dễ tìm hiểu, dễ đọc các tài liệu, cũng như giáo trình… như hướng dẫn đọc giáo trình thì từ trang đến trang; hay tên Webside, tên các báo mạng internet, tên bài cụ thể. Ví dụ: bài “Vì sao chúng em ngán học Lịch sử?” báo Vietnamnet, ngày 30/7/2011; hoặc bài “Không quá khó để trò yêu lịch sử” báo GD&TĐ, ngày 14/9/2013; hay “Vài suy nghĩ về việc dạy và học lịch sử” của tác giả Nguyễn Thị Hậu… Đồng thời với việc cung cấp nguồn, GV hướng dẫn SV cách thức chắt lọc thông tin theo chiều hướng tích cực, không đi sâu mổ xẻ những tồn tại khi các em chưa đủ thực tế để đánh giá, xem xét.

Để việc tự học, tự nghiên cứu của SV trở thành một nhiệm vụ bắt buộc, thường xuyên cần chú ý đến cách thức hướng dẫn tự học và đánh giá hoạt động này. Ngoài cách đánh giá kết quả môn học được quy định trong đề cương chi tiết môn học thì GV thông qua giờ lên lớp & thảo luận, đánh giá thái độ và kết quả học tập trên lớp và tự học ở nhà của SV cũng như kiến thức mà SV thu nhận được, đồng thời công bố cho SV biết ý kiến đánh giá của mình; Thường xuyên tổ chức kiểm tra ngắn, đột xuất với cả lớp hoặc với một số SV bằng hình thức nói hoặc viết (thu vở bài tập và chấm ngay trên lớp) để thúc đẩy SV thường xuyên tự học; trả bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu của SV và có nhận xét về các bài làm đó. Các sản phẩm tự học này được sử dụng làm điểm cho các bài hệ số.

     
 
Tác giả và SV lớp CĐ14 VN học trong một giờ lên lớp

Ngoài ra, để khuyến khích những SV có quá trình tự học tốt, chăm chỉ và bước đầu định hướng cho những SV này biết nghiên cứu khoa học, GV cần giao những bài tập, bài luận, thu hoạch… sau một chương, một phần của chương trình học. Sau khi giao bài hoặc các chủ đề nghiên cứu ngắn, quy định thời gian hoàn thành, GV thu sản phẩm, xem xét, đánh giá. Nếu điểm số cao có thể thay thế các bài kiểm tra hệ số hai để động viên, khuyến khích các SV đó và cả các em SV khác. Cần lưu ý: các chủ đề, chủ điểm, bài luận giao cho SV không được trùng nhau, để tránh việc các em chép của nhau.

Trong tổ chức cho SV thực hiện các bài kiểm tra một tiết tính hệ số 2, GV cần ra đề, tìm chủ đề kiểm ra trong đó có một phần kiến thức thuộc nội dung được giao nghiên cứu tự học. Các đề kiểm tra nên có sự xuyên suốt kiến thức và kiểm tra ở mức độ “hiểu”,  không nên chỉ dừng ở mức độ “biết”. Như vậy, vừa tránh việc SV sử dụng tài liệu, vừa khuyến khích SV tự học hiệu quả.

 Một tiết dạy trong đó có kiểm tra nhiệm vụ tự học của SV

Việc đánh giá thường xuyên các hoạt động tự học sẽ làm giảm sức ép thi cử cuối học kỳ cho SV, giảm tình trạng nhồi nhét kiến thức để lo đối phó thi cử và như vậy cho phép SV hiểu và yêu thích môn học, nâng cao khả năng tự học theo kiểu nghiên cứu trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay ở các trường chuyên nghiệp.


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, THCS TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (07/02)
  • Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại Trường CĐSP Lào Cai (12/10)
  • Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn Tiếng Việt cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới (12/10)
  • Dạy học học phần thực hành giải toán theo đinh hướng định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học (22/09)
Các bài đã đăng
  • Tính nguyên hợp với việc nghiên cứu tác phẩm văn học dân gian (03/03)
  • Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình trường học Việt Nam mới (VNE) tại các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (12/02)
  • Định hướng Sư phạm trong dạy học môn lý thuyết số và cơ sở số học cho sinh viên ngành Toán tại trường Cao đẳng Sư phạm (04/02)
  • Tìm hiểu tính nguyên hợp của văn học dân gian (29/01)
  • Hội thảo khoa học khoa Tự Nhiên: “Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên” (22/01)
  • Nghiên cứu đặc tính sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết từ củ hành Tây (Allium Cepa L.) (31/12)
  • Trò chơi A QUÝ (Đu quay ) của dân tộc Hà Nhì (25/12)
  • Đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường cao đẳng dạy nghề ở vùng cao, miền núi: Những cơ hội và thách thức (25/12)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin