MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ vào quyết định Số: 523 / QĐ-CĐSP Lào Cai Ban hành Quy định làm tiểu luận, khoá luận tốt nghiệp đối với đào tạo cao đẳng chính quy theo tín chỉ sinh viên Có điểm trung bình chung tích lũy và điểm trung bình chung tích lũy của các học phần chuyên ngành của 05 học kỳ đầu đạt từ 6,5 trở lên (theo thang điểm 10) được viết khóa luận tốt nghiệp[2]. Thực tế cho thấy nhiều em đủ điều kiện để làm khóa luận tốt nghiệp nhưng các em cũng không mặn mà đăng ký, có em được sự động viên, khuyến khích của giảng viên tâm huyết với công tác nghiên cứu khoa học vận động thì các em có đăng ký nhưng còn thờ ơ, coi đó là công việc buộc phải hoàn thành, do vậy tìm cách đối phó, khi bắt tay vào nghiên cứu không ít sinh viên dù đã được học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học và có điểm trung bình chung học tập khá cao nhưng khi viết khóa luận tốt nghiệp vẫn lúng túng, thậm chí không làm được đề cương nghiên cứu, thực tế này tồn tại lâu nay. Nhà trường cũng như các thầy cô giáo trong nhà trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai luôn cố gắng làm sao để các em sinh viên nhận thức đúng đắn và coi trọng việc viết khóa luận tốt nghiệp một cách nghiêm túc, tự giác, tích cực. Bên cạnh đó còn một số sinh viên vẫn coi trọng việc viết khóa luận tốt nghiệp, không tìm cách đối phó nhưng cũng không thể hoàn thành tốt việc viết khóa luận vì chưa thực sự hiểu biết về công việc mình làm.
Để giúp các em thực hiện một khóa luận bài viết này sẽ đề cập đến những vấn đề cơ bản của việc thực hiện một khóa luận tốt nghiệp trong phạm vi của trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai.
2. Nội dung
2.1. Các bước cơ bản để thực hiện một khóa luận tốt nghiệp
Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu
Thông thường, sinh viên năm cuối khi viết khóa luận tốt nghiệp có thể nhận đề tài bằng hai cách: Nhà trường giao đề tài hoặc sinh viên tự lựa chọn đề tài trên cơ sở hướng dẫn của nhà trường. Hiện tại, sinh viên đang thực hiện theo cách thứ hai.
Hàng năm, Nhà trường có công văn định hướng các nội dung nghiên cứu khoa học nên sinh viên có thể lựa chọn đề tài theo nội dung định hướng này hoặc tự đề xuất một đề tài khác để các bộ phận chức năng phê duyệt. Việc lựa chọn đề tài dù theo cách nào cũng cần phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là phù hợp với chuyên ngành đào tạo và không được trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu của hai năm trước đó. Việc phê duyệt đề tài của bộ phận chức năng cũng phải tuân thủ hai nguyên tắc này, nghĩa là bộ phận chức năng không chỉnh sửa đề tài mà chỉ phê duyệt khi đề tài được lựa chọn đã thỏa mãn đủ hai điều kiện trên. Việc chỉnh sửa để chuẩn hóa tên đề tài sẽ do sinh viên và giáo viên hướng dẫn thực hiện. Việc lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp cần bảo đảm những yêu cầu cơ bản như:
– Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? Ý nghĩa khoa học của đề tài được thể hiện ở ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Nội dung các đề tài được lựa chọn để viết khóa luận tốt nghiệp cần có cả ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Tuy vậy, sinh viên cũng có thể lựa chọn những đề tài chỉ có ý nghĩa thuần túy lý thuyết nhưng cần phải thuyết minh rõ.
– Đề tài có tính cấp thiết hay không?
– Đề tài có phù hợp với sở thích nghiên cứu của sinh viên hay không?
– Sinh viên có đủ điều kiện cần thiết để tiến hành nghiên cứu hay không?
Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu
Sau khi đã xác định được đề tài cần nghiên cứu và được phê duyệt, sinh viên cần tiến hành lập đề cương nghiên cứu sơ bộ để xác định các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu. Đề cương sơ bộ có thể chỉ cần viết tóm tắt nội dung của những phần chính như phần mở đầu, phần nội dung nghiên cứu, phần kết luận. Trên cơ sở đề cương sơ bộ người nghiên cứu (sinh viên) sẽ cụ thể hóa thành đề cương nghiên cứu chi tiết. Đề cương nghiên cứu chi tiết có thể bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất: Phần mở đầu
Phần mở đầu của một khóa luận tốt nghiệp thường phải bao gồm:
Tính cấp thiết của đề tài hay lý do chọn đề tài:
Nội dung phần này trả lời cho câu hỏi: vì sao người viết lại chọn đề tài này mà không chọn đề tài khác?
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Phần này trả lời câu hỏi: việc nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được cái gì, nghiên cứu để làm gì ?
Đối tượng nghiên cứu: Nội dung phần này trả lời câu hỏi: đề tài sẽ nghiên cứu cái gì?
Phạm vi nghiên cứu: Phần này cần làm rõ 3 loại phạm vi: phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian, tức là sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian nào; phạm vi nghiên cứu về không gian, tức là sự kiện diễn ra ở đâu; và phạm vi nội dung nghiên cứu, tức là nghiên cứu những vấn đề cụ thể nào trong số hàng loạt vấn đề có liên quan đến đề tài đã chọn.
Phương pháp nghiên cứu: Nội dung phần này cần trả lời cho câu hỏi là, trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ áp dụng những phương pháp cụ thể nào để chứng minh giả thuyết khoa học do mình đặt ra, luận giải những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài. Tùy theo yêu cầu của từng đề tài và đối tượng nghiên cứu mà các phương pháp áp dụng có thể là phân tích – tổng hợp; diễn giải – quy nạp; đối chiếu – so sánh; khảo sát – chuyên gia; khái quát hóa, v.v.
Cấu trúc của khóa luận: Phần này có thể chỉ cần giới thiệu tên các chương của khóa luận, không cần ghi quá chi tiết.
Ngoài ra, để tăng tính thuyết phục của kết quả nghiên cứu, trong phần mở đầu có thể trình bày thêm về tình hình nghiên cứu đề tài, tức là người nghiên cứu có thể làm rõ rằng đã có ai nghiên cứu đề tài này chưa, nghiên cứu ở mức độ nào, sự khác biệt giữa việc nghiên cứu của mình với việc nghiên cứu của các tác giả khác ở chỗ nào (nội dung này thường được trình bày sau phần tính cấp thiết của đề tài).
Thứ hai: Nội dung các chương, mục của khóa luận
Thông thường đối với một khóa luận tốt nghiệp, các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng chỉ nên kết cấu theo thuyết “Tam đoạn luận”, tức là chỉ nên chia thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận, Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu; Chương 3: Đề xuất các giải pháp. Đề cương của mỗi chương càng chi tiết thì quá trình nghiên cứu sẽ càng thuận lợi và việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc làm đề cương quá sơ sài. Muốn có chất lượng khóa luận tốt, sinh viên cần phải quan tâm đúng mức tới khâu này
Thứ ba: Phần kết luận
Nội dung phần này cần trình bày một cách ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng những kết quả mới của đề tài nghiên cứu; các kiến nghị tiếp theo từ kết quả nghiên cứu.
Bước ba: Thu thập tài liệu, xử lý thông tin
Ngay sau khi có đề cương sơ bộ người viết đã phải tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, các tài liệu thu thập ở giai đoạn này có thể chưa cần chi tiết, chưa cần đầy đủ. Việc thu thập tài liệu chi tiết sẽ được đặt ra sau khi hoàn thành đề cương chi tiết. Càng có được nhiều tài liệu liên quan đến đề tài đã chọn thì việc nghiên cứu càng trở nên dễ dàng hơn. Việc xử lý thông tin sau khi thu thập là công việc vừa quan trọng vừa phức tạp mà người nghiên cứu phải thực hiện. Một trong những vấn đề người nghiên cứu cần chú ý khi xử lý thông tin đó là giá trị khoa học của các thông tin khi chúng mâu thuẫn với nhau. Về nguyên tắc, các tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cao hơn ban hành sẽ có giá trị cao hơn tài liệu do cơ quan có thẩm quyền thấp hơn ban hành; các tài liệu trích dẫn từ các tạp chí chuyên ngành, các sách chuyên khảo sẽ có giá trị cao hơn tài liệu trích dẫn từ các nguồn không chuyên …
Bước bốn: Viết bản thảo báo cáo tổng hợp
Sau khi đã thu thập tài liệu đủ để phục vụ cho việc luận giải các giả thuyết khoa học và các tài liệu đã được xử lý, phân tích xong thì công việc tiếp theo là tiến hành viết bản thảo theo các nội dung đã có trong đề cương chi tiết. Logic thông thường nhất là viết tuần tự theo các chương mục đã thiết kế, tuy vậy, việc viết bản thảo cũng có thể không nhất thiết phải đi theo đúng trình tự này mà tùy theo điều kiện cụ thể có thể tạm bỏ qua phần, mục trước để viết các phần, mục sau. Tuy nhiên, tính logic giữa các phần, mục thì không thể bỏ qua.
Để bảo đảm tính logic của toàn bộ công trình, tức toàn bộ khóa luận, người viết cần lưu ý rằng các vấn đề lý luận trình bày ở chương 1 (Cơ sở lý luận) phải được đưa vào phân tích thực trạng ở chương 2 (Thực trạng của vấn đề nghiên cứu). Nói cách khác, phần mô tả thực trạng ở chương 2 phải được phân tích dựa trên các vấn đề lý luận trình bày ở chương 1. Phần cuối của chương 2 thông thường phải có mục đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Phần đánh giá thực trạng chính là căn cứ để đề xuất các giải pháp, kiến nghị ở chương 3 – chương cuối cùng của khóa luận.
Một phần đặc biệt quan trọng của một khóa luận tốt nghiệp là phần đề xuất các giải pháp hoặc kiến nghị. Vì thế, một giải pháp muốn có tính thuyết phục thông thường phải có các nội dung tối thiểu như căn cứ đề xuất giải pháp đó, nội dung cụ thể của giải pháp, chủ thể thực hiện giải pháp, điều kiện để thực hiện giải pháp, kết quả dự kiến của giải pháp. Ngoài ra, cũng có thể cần chỉ rõ mối quan hệ giữa các giải pháp, vị trí của từng giải pháp, giải pháp nào là giải pháp đột phá, giải pháp nào là giải pháp chủ yếu, giải pháp nào là giải pháp bổ trợ.
2.2. Chỉnh sửa nội dung khóa luận
Sau khi hoàn thành bản thảo báo cáo kết quả nghiên cứu, theo quy định, sinh viên phải nộp bản thảo cho giáo viên hướng dẫn để được người hướng dẫn khoa học nhận xét và yêu cầu chỉnh sửa (nếu cần). Trong bước này, cả người viết và người hướng dẫn cần lưu ý rằng, nhiệm vụ của người hướng dẫn là phải đối chiếu với đề cương chi tiết để bảo đảm rằng nội dung bài viết đã bám sát yêu cẩu của đề tài. Trong bước này, giáo viên hướng dẫn cần xem xét lại toàn bộ tính khoa học của đề cương chi tiết, nếu thấy có chỗ bất hợp lý cần điều chỉnh cho hợp lý hơn. Nếu không cần điều chỉnh đề cương chi tiết thì công việc của người hướng dẫn lúc này là kiểm tra sự phù hợp của bản thảo với từng chi tiết nhỏ của đề cương nghiên cứu và tính khoa học trong từng phần, mục của bản thảo. Người hướng dẫn cần yêu cầu sinh viên viết khóa luận sửa chữa bất cứ một sự vô lý nào trong bản thảo để đảm bảo khóa luận có thể đạt chất lượng đến mức cao nhất có thể được.
Việc chỉnh sửa nội dung bản thảo, tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thể thực hiện một hoặc nhiều lần cho đến khi chất lượng khóa luận đạt đến mức cần thiết.
2.3. Viết bản tóm tắt nội dung khóa luận
Sau khi hoàn thành báo cáo khoa học và đã nộp bản chính thức cho Nhà trường, trước khi bảo vệ khóa luận, sinh viên cần viết bản tóm tắt các nội dung chủ yếu của khóa luận. Theo quy định hiện hành, thời gian sinh viên trình bày bản tóm tắt này không quá 10 phút. Với quy định như vậy, để thuyết phục hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, sinh viên có thể phân bố kết cấu của bản tóm tắt theo công thức 1+ 2 + 3 + 4, tức là nội dung của phần mở đầu phải trình bày tóm tắt trong vòng khoảng 1 phút, chương 1 tóm tắt trong 2 phút, chương 2 là 3 phút, chương 3 và phần kết luận trình bày trong 4 phút. Sở dĩ nội dung các chương cần trình bày tăng dần vì chương 1 là phần hệ thống các vấn đề lý luận, phần mà thông thường sinh viên chưa nói thì hội đồng chấm khóa luận đã biết sẽ nói gì nên không cần nói nhiều. Chương 2 thường là mô tả thực trạng của vấn đề nghiên cứu nên cần đi sâu hơn. Chương 3 thường là chương đề xuất giải pháp, kiến nghị những vấn đề được coi là của riêng người nghiên cứu nên cần trình bày dài hơn so với các chương khác. Phần này càng viết hay (phải phản ánh trung thực nội dung khóa luận) thì sinh viên càng có nhiều cơ hội đạt điểm cao.
2.4. Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Theo quy định hiện hành, sinh viên phải bảo vệ kết quả nghiên cứu trước hội đồng chấm khóa luận của Nhà trường. Kết quả chấm khóa luận trước hết phụ thuộc vào chất lượng khóa luận và phần bảo vệ của sinh viên, tức là phần trình bày bản tóm tắt khóa luận và phần trả lời các câu hỏi của hội đồng.
3. Kết luận
Khóa luận tốt nghiệp là một công trình khoa học có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi sinh viên trước khi kết thúc chương trình đào tạo, là dịp để sinh viên được trải nghiệm, rèn kỹ năng nghiên cứu khoa học của mình. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trong bảo vệ khóa luận của mình thì mỗi sinh viên cần phải biết vận dụng các kiến thức đã học, biết vận dụng kiến thức tổng hợp đã học vào nghiên cứu một cách cụ thể phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu hoặc tiếp tục học nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp; Phát triển ý thức và năng lực tự học, tự nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai.

Th.S Chu Thị Thi Hương

Giảng viên Khoa TH-MN

 Tài liệu tham khảo
1. BGD&ĐT Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007.
2. Trường CĐSP Lào Cai Số: 523 / QĐ-CĐSP Ban hành Quy định làm tiểu luận, khoá luận tốt nghiệp đối với đào tạo cao đẳng chính quy theo tín chỉ
3. PGS. TS. Phạm Viết Vượng. Phương pháp NCKH giáo dục. NXBGD, 2001.
4. PGS.TS. Lưu Xuân Mới. Phương pháp luận NCKH. NXB ĐHSP, 2003

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN

Gửi vào: 10:14 18/07/2018

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ vào quyết định Số: 523 / QĐ-CĐSP Lào Cai Ban hành Quy định làm tiểu luận, khoá luận tốt nghiệp đối với đào tạo cao đẳng chính quy theo tín chỉ sinh viên Có điểm trung bình chung tích lũy và điểm trung bình chung tích lũy của các học phần chuyên ngành của 05 học kỳ đầu đạt từ 6,5 trở lên (theo thang điểm 10) được viết khóa luận tốt nghiệp[2]. Thực tế cho thấy nhiều em đủ điều kiện để làm khóa luận tốt nghiệp nhưng các em cũng không mặn mà đăng ký, có em được sự động viên, khuyến khích của giảng viên tâm huyết với công tác nghiên cứu khoa học vận động thì các em có đăng ký nhưng còn thờ ơ, coi đó là công việc buộc phải hoàn thành, do vậy tìm cách đối phó, khi bắt tay vào nghiên cứu không ít sinh viên dù đã được học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học và có điểm trung bình chung học tập khá cao nhưng khi viết khóa luận tốt nghiệp vẫn lúng túng, thậm chí không làm được đề cương nghiên cứu, thực tế này tồn tại lâu nay. Nhà trường cũng như các thầy cô giáo trong nhà trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai luôn cố gắng làm sao để các em sinh viên nhận thức đúng đắn và coi trọng việc viết khóa luận tốt nghiệp một cách nghiêm túc, tự giác, tích cực. Bên cạnh đó còn một số sinh viên vẫn coi trọng việc viết khóa luận tốt nghiệp, không tìm cách đối phó nhưng cũng không thể hoàn thành tốt việc viết khóa luận vì chưa thực sự hiểu biết về công việc mình làm.
Để giúp các em thực hiện một khóa luận bài viết này sẽ đề cập đến những vấn đề cơ bản của việc thực hiện một khóa luận tốt nghiệp trong phạm vi của trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai.
2. Nội dung
2.1. Các bước cơ bản để thực hiện một khóa luận tốt nghiệp
Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu
Thông thường, sinh viên năm cuối khi viết khóa luận tốt nghiệp có thể nhận đề tài bằng hai cách: Nhà trường giao đề tài hoặc sinh viên tự lựa chọn đề tài trên cơ sở hướng dẫn của nhà trường. Hiện tại, sinh viên đang thực hiện theo cách thứ hai.
Hàng năm, Nhà trường có công văn định hướng các nội dung nghiên cứu khoa học nên sinh viên có thể lựa chọn đề tài theo nội dung định hướng này hoặc tự đề xuất một đề tài khác để các bộ phận chức năng phê duyệt. Việc lựa chọn đề tài dù theo cách nào cũng cần phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là phù hợp với chuyên ngành đào tạo và không được trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu của hai năm trước đó. Việc phê duyệt đề tài của bộ phận chức năng cũng phải tuân thủ hai nguyên tắc này, nghĩa là bộ phận chức năng không chỉnh sửa đề tài mà chỉ phê duyệt khi đề tài được lựa chọn đã thỏa mãn đủ hai điều kiện trên. Việc chỉnh sửa để chuẩn hóa tên đề tài sẽ do sinh viên và giáo viên hướng dẫn thực hiện. Việc lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp cần bảo đảm những yêu cầu cơ bản như:
– Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? Ý nghĩa khoa học của đề tài được thể hiện ở ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Nội dung các đề tài được lựa chọn để viết khóa luận tốt nghiệp cần có cả ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Tuy vậy, sinh viên cũng có thể lựa chọn những đề tài chỉ có ý nghĩa thuần túy lý thuyết nhưng cần phải thuyết minh rõ.
– Đề tài có tính cấp thiết hay không?
– Đề tài có phù hợp với sở thích nghiên cứu của sinh viên hay không?
– Sinh viên có đủ điều kiện cần thiết để tiến hành nghiên cứu hay không?
Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu
Sau khi đã xác định được đề tài cần nghiên cứu và được phê duyệt, sinh viên cần tiến hành lập đề cương nghiên cứu sơ bộ để xác định các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu. Đề cương sơ bộ có thể chỉ cần viết tóm tắt nội dung của những phần chính như phần mở đầu, phần nội dung nghiên cứu, phần kết luận. Trên cơ sở đề cương sơ bộ người nghiên cứu (sinh viên) sẽ cụ thể hóa thành đề cương nghiên cứu chi tiết. Đề cương nghiên cứu chi tiết có thể bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất: Phần mở đầu
Phần mở đầu của một khóa luận tốt nghiệp thường phải bao gồm:
Tính cấp thiết của đề tài hay lý do chọn đề tài:
Nội dung phần này trả lời cho câu hỏi: vì sao người viết lại chọn đề tài này mà không chọn đề tài khác?
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Phần này trả lời câu hỏi: việc nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được cái gì, nghiên cứu để làm gì ?
Đối tượng nghiên cứu: Nội dung phần này trả lời câu hỏi: đề tài sẽ nghiên cứu cái gì?
Phạm vi nghiên cứu: Phần này cần làm rõ 3 loại phạm vi: phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian, tức là sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian nào; phạm vi nghiên cứu về không gian, tức là sự kiện diễn ra ở đâu; và phạm vi nội dung nghiên cứu, tức là nghiên cứu những vấn đề cụ thể nào trong số hàng loạt vấn đề có liên quan đến đề tài đã chọn.
Phương pháp nghiên cứu: Nội dung phần này cần trả lời cho câu hỏi là, trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ áp dụng những phương pháp cụ thể nào để chứng minh giả thuyết khoa học do mình đặt ra, luận giải những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài. Tùy theo yêu cầu của từng đề tài và đối tượng nghiên cứu mà các phương pháp áp dụng có thể là phân tích – tổng hợp; diễn giải – quy nạp; đối chiếu – so sánh; khảo sát – chuyên gia; khái quát hóa, v.v.
Cấu trúc của khóa luận: Phần này có thể chỉ cần giới thiệu tên các chương của khóa luận, không cần ghi quá chi tiết.
Ngoài ra, để tăng tính thuyết phục của kết quả nghiên cứu, trong phần mở đầu có thể trình bày thêm về tình hình nghiên cứu đề tài, tức là người nghiên cứu có thể làm rõ rằng đã có ai nghiên cứu đề tài này chưa, nghiên cứu ở mức độ nào, sự khác biệt giữa việc nghiên cứu của mình với việc nghiên cứu của các tác giả khác ở chỗ nào (nội dung này thường được trình bày sau phần tính cấp thiết của đề tài).
Thứ hai: Nội dung các chương, mục của khóa luận
Thông thường đối với một khóa luận tốt nghiệp, các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng chỉ nên kết cấu theo thuyết “Tam đoạn luận”, tức là chỉ nên chia thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận, Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu; Chương 3: Đề xuất các giải pháp. Đề cương của mỗi chương càng chi tiết thì quá trình nghiên cứu sẽ càng thuận lợi và việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc làm đề cương quá sơ sài. Muốn có chất lượng khóa luận tốt, sinh viên cần phải quan tâm đúng mức tới khâu này
Thứ ba: Phần kết luận
Nội dung phần này cần trình bày một cách ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng những kết quả mới của đề tài nghiên cứu; các kiến nghị tiếp theo từ kết quả nghiên cứu.
Bước ba: Thu thập tài liệu, xử lý thông tin
Ngay sau khi có đề cương sơ bộ người viết đã phải tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, các tài liệu thu thập ở giai đoạn này có thể chưa cần chi tiết, chưa cần đầy đủ. Việc thu thập tài liệu chi tiết sẽ được đặt ra sau khi hoàn thành đề cương chi tiết. Càng có được nhiều tài liệu liên quan đến đề tài đã chọn thì việc nghiên cứu càng trở nên dễ dàng hơn. Việc xử lý thông tin sau khi thu thập là công việc vừa quan trọng vừa phức tạp mà người nghiên cứu phải thực hiện. Một trong những vấn đề người nghiên cứu cần chú ý khi xử lý thông tin đó là giá trị khoa học của các thông tin khi chúng mâu thuẫn với nhau. Về nguyên tắc, các tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cao hơn ban hành sẽ có giá trị cao hơn tài liệu do cơ quan có thẩm quyền thấp hơn ban hành; các tài liệu trích dẫn từ các tạp chí chuyên ngành, các sách chuyên khảo sẽ có giá trị cao hơn tài liệu trích dẫn từ các nguồn không chuyên …
Bước bốn: Viết bản thảo báo cáo tổng hợp
Sau khi đã thu thập tài liệu đủ để phục vụ cho việc luận giải các giả thuyết khoa học và các tài liệu đã được xử lý, phân tích xong thì công việc tiếp theo là tiến hành viết bản thảo theo các nội dung đã có trong đề cương chi tiết. Logic thông thường nhất là viết tuần tự theo các chương mục đã thiết kế, tuy vậy, việc viết bản thảo cũng có thể không nhất thiết phải đi theo đúng trình tự này mà tùy theo điều kiện cụ thể có thể tạm bỏ qua phần, mục trước để viết các phần, mục sau. Tuy nhiên, tính logic giữa các phần, mục thì không thể bỏ qua.
Để bảo đảm tính logic của toàn bộ công trình, tức toàn bộ khóa luận, người viết cần lưu ý rằng các vấn đề lý luận trình bày ở chương 1 (Cơ sở lý luận) phải được đưa vào phân tích thực trạng ở chương 2 (Thực trạng của vấn đề nghiên cứu). Nói cách khác, phần mô tả thực trạng ở chương 2 phải được phân tích dựa trên các vấn đề lý luận trình bày ở chương 1. Phần cuối của chương 2 thông thường phải có mục đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Phần đánh giá thực trạng chính là căn cứ để đề xuất các giải pháp, kiến nghị ở chương 3 – chương cuối cùng của khóa luận.
Một phần đặc biệt quan trọng của một khóa luận tốt nghiệp là phần đề xuất các giải pháp hoặc kiến nghị. Vì thế, một giải pháp muốn có tính thuyết phục thông thường phải có các nội dung tối thiểu như căn cứ đề xuất giải pháp đó, nội dung cụ thể của giải pháp, chủ thể thực hiện giải pháp, điều kiện để thực hiện giải pháp, kết quả dự kiến của giải pháp. Ngoài ra, cũng có thể cần chỉ rõ mối quan hệ giữa các giải pháp, vị trí của từng giải pháp, giải pháp nào là giải pháp đột phá, giải pháp nào là giải pháp chủ yếu, giải pháp nào là giải pháp bổ trợ.
2.2. Chỉnh sửa nội dung khóa luận
Sau khi hoàn thành bản thảo báo cáo kết quả nghiên cứu, theo quy định, sinh viên phải nộp bản thảo cho giáo viên hướng dẫn để được người hướng dẫn khoa học nhận xét và yêu cầu chỉnh sửa (nếu cần). Trong bước này, cả người viết và người hướng dẫn cần lưu ý rằng, nhiệm vụ của người hướng dẫn là phải đối chiếu với đề cương chi tiết để bảo đảm rằng nội dung bài viết đã bám sát yêu cẩu của đề tài. Trong bước này, giáo viên hướng dẫn cần xem xét lại toàn bộ tính khoa học của đề cương chi tiết, nếu thấy có chỗ bất hợp lý cần điều chỉnh cho hợp lý hơn. Nếu không cần điều chỉnh đề cương chi tiết thì công việc của người hướng dẫn lúc này là kiểm tra sự phù hợp của bản thảo với từng chi tiết nhỏ của đề cương nghiên cứu và tính khoa học trong từng phần, mục của bản thảo. Người hướng dẫn cần yêu cầu sinh viên viết khóa luận sửa chữa bất cứ một sự vô lý nào trong bản thảo để đảm bảo khóa luận có thể đạt chất lượng đến mức cao nhất có thể được.
Việc chỉnh sửa nội dung bản thảo, tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thể thực hiện một hoặc nhiều lần cho đến khi chất lượng khóa luận đạt đến mức cần thiết.
2.3. Viết bản tóm tắt nội dung khóa luận
Sau khi hoàn thành báo cáo khoa học và đã nộp bản chính thức cho Nhà trường, trước khi bảo vệ khóa luận, sinh viên cần viết bản tóm tắt các nội dung chủ yếu của khóa luận. Theo quy định hiện hành, thời gian sinh viên trình bày bản tóm tắt này không quá 10 phút. Với quy định như vậy, để thuyết phục hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, sinh viên có thể phân bố kết cấu của bản tóm tắt theo công thức 1+ 2 + 3 + 4, tức là nội dung của phần mở đầu phải trình bày tóm tắt trong vòng khoảng 1 phút, chương 1 tóm tắt trong 2 phút, chương 2 là 3 phút, chương 3 và phần kết luận trình bày trong 4 phút. Sở dĩ nội dung các chương cần trình bày tăng dần vì chương 1 là phần hệ thống các vấn đề lý luận, phần mà thông thường sinh viên chưa nói thì hội đồng chấm khóa luận đã biết sẽ nói gì nên không cần nói nhiều. Chương 2 thường là mô tả thực trạng của vấn đề nghiên cứu nên cần đi sâu hơn. Chương 3 thường là chương đề xuất giải pháp, kiến nghị những vấn đề được coi là của riêng người nghiên cứu nên cần trình bày dài hơn so với các chương khác. Phần này càng viết hay (phải phản ánh trung thực nội dung khóa luận) thì sinh viên càng có nhiều cơ hội đạt điểm cao.
2.4. Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Theo quy định hiện hành, sinh viên phải bảo vệ kết quả nghiên cứu trước hội đồng chấm khóa luận của Nhà trường. Kết quả chấm khóa luận trước hết phụ thuộc vào chất lượng khóa luận và phần bảo vệ của sinh viên, tức là phần trình bày bản tóm tắt khóa luận và phần trả lời các câu hỏi của hội đồng.
3. Kết luận
Khóa luận tốt nghiệp là một công trình khoa học có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi sinh viên trước khi kết thúc chương trình đào tạo, là dịp để sinh viên được trải nghiệm, rèn kỹ năng nghiên cứu khoa học của mình. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trong bảo vệ khóa luận của mình thì mỗi sinh viên cần phải biết vận dụng các kiến thức đã học, biết vận dụng kiến thức tổng hợp đã học vào nghiên cứu một cách cụ thể phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu hoặc tiếp tục học nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp; Phát triển ý thức và năng lực tự học, tự nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai.

Th.S Chu Thị Thi Hương

Giảng viên Khoa TH-MN

 Tài liệu tham khảo
1. BGD&ĐT Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007.
2. Trường CĐSP Lào Cai Số: 523 / QĐ-CĐSP Ban hành Quy định làm tiểu luận, khoá luận tốt nghiệp đối với đào tạo cao đẳng chính quy theo tín chỉ
3. PGS. TS. Phạm Viết Vượng. Phương pháp NCKH giáo dục. NXBGD, 2001.
4. PGS.TS. Lưu Xuân Mới. Phương pháp luận NCKH. NXB ĐHSP, 2003


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
Các bài đã đăng
  • ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, THCS TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (07/02)
  • Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại Trường CĐSP Lào Cai (12/10)
  • Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn Tiếng Việt cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới (12/10)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin