ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI

1. Đặt vấn đề
Trong những năm học gần đây Nhà Trường đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó tập trung đào tạo theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học đối với các hệ đào tạo chính quy, thông qua việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp dạy – học, kiểm tra, đánh giá… theo hướng lấy sinh viên làm trung tâm; Tăng tính chủ động cho sinh viên, tạo cơ hội cho sinh viên phát huy tối đa năng lực của bản thân. Đồng thời, tăng cường hiệu quả đào tạo, sự mềm dẻo và khả năng thích ứng của Nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Nhà trường đã tích cực triển khai đổi mới phương pháp dạy học gắn với đổi mới đào tạo theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp người học, gắn bó chặt chẽ với giáo dục phổ thông, mầm non. Trong đó chú trọng tới công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ chức nhiều cuộc hội thảo, sinh hoạt chuyên môn cấp trường, tổ chức dạy mẫu, dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy mẫu để giảng viên học tập, trao đổi nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, năng lực nghề nghiệp phù hợp với đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
2. Nội dung
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một bước thay đổi cơ bản để nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giảng viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của sinh viên. Ở đó, giảng viên cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của sinh viên) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giảng viên đưa ra,… có ảnh hưởng đến việc học của sinh viên. Trên cơ sở đó, giảng viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả.
So sánh sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Sinh hoạt chuyên môn truyền thống Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Mục đích – Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
– Người dự tập trung quan sát các hoạt động của giảng viên để rút kinh nghiệm.
– Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất cả giảng viên trong từng khối thực hiện. – Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí, quy định.
– Người dự giờ tập trung phân tích các hoạt động của sinh viên để rút kinh nghiệm.
– Tạo cơ hội cho giảng viên phát triển năng lực chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của mình.
Thiết kế bài dạy minh họa – Bài dạy minh hoạ được phân công cho một giảng viên thiết kế; được chuẩn bị, thiết kế theo đúng mẫu quy định.
– Nội dung bài học được thiết kế theo sát nội dung giáo trình, không linh hoạt xem có phù hợp với từng đối tượng sinh viên không.
– Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học. – Bài dạy minh hoạ được các giảng viên trong tổ thiết kế. Chủ động linh hoạt không phụ thuộc máy móc vào quy trình, các bước dạy học trong giáo trình
– Các hoạt động trong thiết kế bài học cần đảm bảo được mục tiêu bài học, tạo cơ hội cho tất cả sinh viên được tham gia bài học.
Dạy minh họa * Người dạy minh hoạ
– Giảng viên dạy hết các nội dung kiến thức trong bài học, bất luận nội dung kiến thức đó có phù hợp với sinh viên không.
– Giảng viên áp đặt dạy học một chiều, máy móc: hỏi – đáp hoặc đọc – chép hoặc giải thích bằng lời.
– Giảng viên thực hiện đúng thời gian dự định cho mỗi hoạt động. Câu hỏi đặt ra thường yêu cầu sinh viên trả lời theo đúng đáp án dự kiến trong giáo án (mang tính trình diễn).
* Người dự giờ
– Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát người dạy như thế nào, ít chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của sinh viên * Người dạy minh hoạ
– Có thể là một giảng viên tự nguyện hoặc một người được nhóm thiết kế lựa chọn.
– Thay mặt nhóm thiết kế thể hiện các ý tưởng đã thiết kế trong bài học.
– Quan tâm đến những khó khăn của sinh viên.
– Kết quả giờ học là kết quả chung của cả nhóm.

* Người dự giờ
– Đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi chép, sử dụng các kĩ thuật, chụp ảnh, quay phim…những hành vi, tâm lí, thái độ của sinh viên để có dữ liệu phân tích việc học tập của sinh viên.
Thảo luận giờ dạy minh họa – Các ý kiến nhận xét sau giờ học nhằm mục đích đánh giá, xếp loại giảng viên.

– Những ý kiến thảo luận, góp ý thường không đưa ra được giải pháp để cải thiện giờ dạy. giảng viên dạy trở thành mục tiêu bị phân tích, mổ xẻ các thiếu sót.

– Không khí các buổi sinh hoạt chuyên môn nặng nề, căng thẳng, quan hệ giữa các giảng viên thiếu thân thiện.
– Cuối buổi thảo luận người chủ trì tổng kết, thống nhất cách dạy chung cho các khối. – Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những cảm nhận của mình qua giờ học.
– Người dự đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung vào phân tích các hoạt động của sinh viên và tìm ra các nguyên nhân.
– Không đánh giá, xếp loại người dạy mà coi đó là bài học chung để mỗi giảng viên tự rút kinh nghiệm.
– Người chủ trì tôn trọng và lắng nghe tất cả ý kiến của giảng viên, không áp đặt ý kiến của mình hoặc của một nhóm người. Tóm tắt các vấn đề thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ sinh viên.
Kết quả * Đối với sinh viên
– Kết quả học tập của sinh viên ít được cải thiện.
– Quan hệ giữa các sinh viên trong giờ học thiếu thân thiện, có sự phân biệt giữa sinh viên giỏi với sinh viên yếu kém

 

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

* Đối với giảng viên
– Các phương pháp dạy học mà giảng viên sử dụng thường mang tính hình thức, không hiệu quả. Do dạy học một chiều nên giảng viên ít quan tâm đến sinh viên .
– Quan hệ giữa giảng viên và sinh viên thiếu thân thiện, cởi mở.
– Quan hệ giữa các giảng viên thiếu sự cảm thông, chia sẻ, luôn phủ nhận lẫn nhau.

* Đối với cán bộ quản lí
– Cứng nhắc, theo đúng quy định chung. Không dám công nhận những ý tưởng mới, sáng tạo của giảng viên.
– Quan hệ giữa cán bộ quản lí với giảng viên là quan hệ mệnh lệnh, xa cách, hành chính…
* Đối với sinh viên
– Kết quả của sinh viên được cải thiện.
– Sinh viên tự tin hơn, tham gia tích cực vào các hoạt động học, không có sinh viên nào bị “lãng quên”.
– Quan hệ giữa các sinh viên trở nên thân thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức.
* Đối với giảng viên
– Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.
– Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời.
– Quan tâm đến những khó khăn của sinh viên, đặc biệt là sinh viên yếu, kém.
– Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
* Đối với cán bộ quản lí
– Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự linh hoạt sáng tạo của của từng giảng viên.
– Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu được nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình dạy và học để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
– Quan hệ giữa cán bộ quản lí và giảng viên gần gũi, gắn bó và chia sẻ.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học có thể tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
– Chọn bài khó nhất/ học phần /lớp ( ít nhất phải cách cuộc họp này 4 tuần)
– Lập mục tiêu bài học đã chọn: Cần xác định mục tiêu năng lực mà sinh viên cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu.
– Các giảng viên trong tổ góp ý kiến, hoàn thiện mục tiêu bài học qua sinh hoạt chuyên môn.
Các giảng viên trao đổi, thảo luận, chia sẻ chi tiết, cụ thể bài học tiến hành nghiên cứu như:
– Cách giới thiệu bài học như thế nào?
Cách sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả cao?
Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào?
Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng?
Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp?
Sau khi kết thúc cuộc họp, một giảng viên trong nhóm sẽ nhận nhiệm vụ phát triển đề cương đầu tiên của giáo án bài học nghiên cứu.
Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ
Sau khi hoàn thành kế hoạch dạy học chi tiết, một giảng viên sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu ở một lớp cụ thể.
– Các yêu cầu cụ thể của việc dự giờ như sau:
+ Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự.
+ Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông.
+ Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của sinh viên, không gây khó khăn cho người dạy minh hoạ.
Giảng viên cần quan sát sinh viên học, cách phản ứng của sinh viên trong giờ học, cách làm việc nhóm, những sai lầm sinh viên mắc phải. Quan sát tất cả đối tượng sinh viên, không được “bỏ rơi” một sinh viên nào.
– Từ bỏ thói quen đánh giá giờ dạy của giảng viên, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của sinh viên để tìm cách giải quyết.
Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu
– Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của giảng viên về bài học sau khi dự giờ. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển năng lực của tất cả giảng viên tham gia vào sinh hoạt chuyên môn.
– Người dự tập trung quan sát việc học của sinh viên, đưa ra bằng chứng về những gì họ nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của sinh viên trên lớp học, để rút kinh nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả.
– Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.
– Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh họa trong sinh hoạt chuyên môn. Bởi giờ dạy là sản phẩm chung của mọi người khi tham gia sinh hoạt chuyên môn.
Bước 4. Áp dụng vào thực tiễn dạy học hàng ngày
– Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả cùng suy ngẫm xem có tiếp tục thực hiện nghiên cứu bài học này nữa không? Nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu để tiến hành dạy ở các lớp sau cho hoàn thiện hơn.
– Cuối cùng các giảng viên viết bài báo cáo vạch ra những gì họ được học liên quan đến chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của họ trong giảng dạy.
3. Kết luận
Như vậy, việc đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là những bước sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn rất kỳ công, mất nhiều thời gian, công sức nhưng với tâm huyết và tinh thần trách nhiệm, với mong muốn đổi mới giáo dục, các thành viên trong nhà trường không chỉ bảo đảm cho tất cả sinh viên có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giảng viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng sinh viên, đặc biệt những sinh viên có khó khăn về học tập mà còn tạo cơ hội cho tất cả giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Th.S Chu Thị Thi Hương
Giảng viên Khoa THMN 

ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI

Gửi vào: 10:10 18/07/2018

1. Đặt vấn đề
Trong những năm học gần đây Nhà Trường đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó tập trung đào tạo theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học đối với các hệ đào tạo chính quy, thông qua việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp dạy – học, kiểm tra, đánh giá… theo hướng lấy sinh viên làm trung tâm; Tăng tính chủ động cho sinh viên, tạo cơ hội cho sinh viên phát huy tối đa năng lực của bản thân. Đồng thời, tăng cường hiệu quả đào tạo, sự mềm dẻo và khả năng thích ứng của Nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Nhà trường đã tích cực triển khai đổi mới phương pháp dạy học gắn với đổi mới đào tạo theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp người học, gắn bó chặt chẽ với giáo dục phổ thông, mầm non. Trong đó chú trọng tới công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ chức nhiều cuộc hội thảo, sinh hoạt chuyên môn cấp trường, tổ chức dạy mẫu, dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy mẫu để giảng viên học tập, trao đổi nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, năng lực nghề nghiệp phù hợp với đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
2. Nội dung
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một bước thay đổi cơ bản để nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giảng viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của sinh viên. Ở đó, giảng viên cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của sinh viên) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giảng viên đưa ra,… có ảnh hưởng đến việc học của sinh viên. Trên cơ sở đó, giảng viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả.
So sánh sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Sinh hoạt chuyên môn truyền thống Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Mục đích – Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
– Người dự tập trung quan sát các hoạt động của giảng viên để rút kinh nghiệm.
– Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất cả giảng viên trong từng khối thực hiện. – Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí, quy định.
– Người dự giờ tập trung phân tích các hoạt động của sinh viên để rút kinh nghiệm.
– Tạo cơ hội cho giảng viên phát triển năng lực chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của mình.
Thiết kế bài dạy minh họa – Bài dạy minh hoạ được phân công cho một giảng viên thiết kế; được chuẩn bị, thiết kế theo đúng mẫu quy định.
– Nội dung bài học được thiết kế theo sát nội dung giáo trình, không linh hoạt xem có phù hợp với từng đối tượng sinh viên không.
– Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học. – Bài dạy minh hoạ được các giảng viên trong tổ thiết kế. Chủ động linh hoạt không phụ thuộc máy móc vào quy trình, các bước dạy học trong giáo trình
– Các hoạt động trong thiết kế bài học cần đảm bảo được mục tiêu bài học, tạo cơ hội cho tất cả sinh viên được tham gia bài học.
Dạy minh họa * Người dạy minh hoạ
– Giảng viên dạy hết các nội dung kiến thức trong bài học, bất luận nội dung kiến thức đó có phù hợp với sinh viên không.
– Giảng viên áp đặt dạy học một chiều, máy móc: hỏi – đáp hoặc đọc – chép hoặc giải thích bằng lời.
– Giảng viên thực hiện đúng thời gian dự định cho mỗi hoạt động. Câu hỏi đặt ra thường yêu cầu sinh viên trả lời theo đúng đáp án dự kiến trong giáo án (mang tính trình diễn).
* Người dự giờ
– Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát người dạy như thế nào, ít chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của sinh viên * Người dạy minh hoạ
– Có thể là một giảng viên tự nguyện hoặc một người được nhóm thiết kế lựa chọn.
– Thay mặt nhóm thiết kế thể hiện các ý tưởng đã thiết kế trong bài học.
– Quan tâm đến những khó khăn của sinh viên.
– Kết quả giờ học là kết quả chung của cả nhóm.

* Người dự giờ
– Đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi chép, sử dụng các kĩ thuật, chụp ảnh, quay phim…những hành vi, tâm lí, thái độ của sinh viên để có dữ liệu phân tích việc học tập của sinh viên.
Thảo luận giờ dạy minh họa – Các ý kiến nhận xét sau giờ học nhằm mục đích đánh giá, xếp loại giảng viên.

– Những ý kiến thảo luận, góp ý thường không đưa ra được giải pháp để cải thiện giờ dạy. giảng viên dạy trở thành mục tiêu bị phân tích, mổ xẻ các thiếu sót.

– Không khí các buổi sinh hoạt chuyên môn nặng nề, căng thẳng, quan hệ giữa các giảng viên thiếu thân thiện.
– Cuối buổi thảo luận người chủ trì tổng kết, thống nhất cách dạy chung cho các khối. – Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những cảm nhận của mình qua giờ học.
– Người dự đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung vào phân tích các hoạt động của sinh viên và tìm ra các nguyên nhân.
– Không đánh giá, xếp loại người dạy mà coi đó là bài học chung để mỗi giảng viên tự rút kinh nghiệm.
– Người chủ trì tôn trọng và lắng nghe tất cả ý kiến của giảng viên, không áp đặt ý kiến của mình hoặc của một nhóm người. Tóm tắt các vấn đề thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ sinh viên.
Kết quả * Đối với sinh viên
– Kết quả học tập của sinh viên ít được cải thiện.
– Quan hệ giữa các sinh viên trong giờ học thiếu thân thiện, có sự phân biệt giữa sinh viên giỏi với sinh viên yếu kém

 

* Đối với giảng viên
– Các phương pháp dạy học mà giảng viên sử dụng thường mang tính hình thức, không hiệu quả. Do dạy học một chiều nên giảng viên ít quan tâm đến sinh viên .
– Quan hệ giữa giảng viên và sinh viên thiếu thân thiện, cởi mở.
– Quan hệ giữa các giảng viên thiếu sự cảm thông, chia sẻ, luôn phủ nhận lẫn nhau.

* Đối với cán bộ quản lí
– Cứng nhắc, theo đúng quy định chung. Không dám công nhận những ý tưởng mới, sáng tạo của giảng viên.
– Quan hệ giữa cán bộ quản lí với giảng viên là quan hệ mệnh lệnh, xa cách, hành chính…
* Đối với sinh viên
– Kết quả của sinh viên được cải thiện.
– Sinh viên tự tin hơn, tham gia tích cực vào các hoạt động học, không có sinh viên nào bị “lãng quên”.
– Quan hệ giữa các sinh viên trở nên thân thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức.
* Đối với giảng viên
– Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.
– Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời.
– Quan tâm đến những khó khăn của sinh viên, đặc biệt là sinh viên yếu, kém.
– Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
* Đối với cán bộ quản lí
– Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự linh hoạt sáng tạo của của từng giảng viên.
– Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu được nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình dạy và học để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
– Quan hệ giữa cán bộ quản lí và giảng viên gần gũi, gắn bó và chia sẻ.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học có thể tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
– Chọn bài khó nhất/ học phần /lớp ( ít nhất phải cách cuộc họp này 4 tuần)
– Lập mục tiêu bài học đã chọn: Cần xác định mục tiêu năng lực mà sinh viên cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu.
– Các giảng viên trong tổ góp ý kiến, hoàn thiện mục tiêu bài học qua sinh hoạt chuyên môn.
Các giảng viên trao đổi, thảo luận, chia sẻ chi tiết, cụ thể bài học tiến hành nghiên cứu như:
– Cách giới thiệu bài học như thế nào?
Cách sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả cao?
Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào?
Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng?
Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp?
Sau khi kết thúc cuộc họp, một giảng viên trong nhóm sẽ nhận nhiệm vụ phát triển đề cương đầu tiên của giáo án bài học nghiên cứu.
Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ
Sau khi hoàn thành kế hoạch dạy học chi tiết, một giảng viên sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu ở một lớp cụ thể.
– Các yêu cầu cụ thể của việc dự giờ như sau:
+ Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự.
+ Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông.
+ Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của sinh viên, không gây khó khăn cho người dạy minh hoạ.
Giảng viên cần quan sát sinh viên học, cách phản ứng của sinh viên trong giờ học, cách làm việc nhóm, những sai lầm sinh viên mắc phải. Quan sát tất cả đối tượng sinh viên, không được “bỏ rơi” một sinh viên nào.
– Từ bỏ thói quen đánh giá giờ dạy của giảng viên, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của sinh viên để tìm cách giải quyết.
Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu
– Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của giảng viên về bài học sau khi dự giờ. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển năng lực của tất cả giảng viên tham gia vào sinh hoạt chuyên môn.
– Người dự tập trung quan sát việc học của sinh viên, đưa ra bằng chứng về những gì họ nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của sinh viên trên lớp học, để rút kinh nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả.
– Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.
– Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh họa trong sinh hoạt chuyên môn. Bởi giờ dạy là sản phẩm chung của mọi người khi tham gia sinh hoạt chuyên môn.
Bước 4. Áp dụng vào thực tiễn dạy học hàng ngày
– Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả cùng suy ngẫm xem có tiếp tục thực hiện nghiên cứu bài học này nữa không? Nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu để tiến hành dạy ở các lớp sau cho hoàn thiện hơn.
– Cuối cùng các giảng viên viết bài báo cáo vạch ra những gì họ được học liên quan đến chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của họ trong giảng dạy.
3. Kết luận
Như vậy, việc đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là những bước sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn rất kỳ công, mất nhiều thời gian, công sức nhưng với tâm huyết và tinh thần trách nhiệm, với mong muốn đổi mới giáo dục, các thành viên trong nhà trường không chỉ bảo đảm cho tất cả sinh viên có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giảng viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng sinh viên, đặc biệt những sinh viên có khó khăn về học tập mà còn tạo cơ hội cho tất cả giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Th.S Chu Thị Thi Hương
Giảng viên Khoa THMN 


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
  • MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
Các bài đã đăng
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, THCS TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (07/02)
  • Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại Trường CĐSP Lào Cai (12/10)
  • Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn Tiếng Việt cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới (12/10)
  • Dạy học học phần thực hành giải toán theo đinh hướng định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học (22/09)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin