Luận về ANH HÙNG!

Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nguyễn Như Ý chủ biên định nghĩa: “anh hùng là người có tài năng và khí phách làm nên những việc phi thường”. Vậy, soi vào thực tế thì khái niệm này được thể hiện như thế nào?

Thời Tam Quốc bên Tàu, để che đậy mưu lược đang trong thời kì “trứng nước” là giết Tào Tháo vì hắn ngang ngạnh, lộng hành muốn soán ngôi vua Hán Đế, Lưu Huyền Đức (Lưu Bị) đã phải giả vờ ham vui thú điền viên, lúc nào cũng lúi húi trồng rau sau nhà. Việc tránh giáp mặt Tào Tháo để suy tính chuyện lớn bị hắn để ý, hoài nghi. Hắn tìm đến gặp và hỏi “nắn gân”: “Sứ quân từng lịch duyệt hải hồ, chơi khắp bốn phương, ắt rõ ai là anh hùng thời nay, xin nói cho biết?”. Lưu Bị sợ tái mặt vì nghĩ mình sắp bị phát giác, vội “đánh chống lảng” kể liên thiên rất nhiều tên tuổi đương thời, kể đến ai kẻ đa nghi này cũng lắc đầu chê bai. Cuối cùng, để chấm dứt chuỗi dài dòng của Lưu Bị, kẻ gian hùng buông một câu khiến “con rồng ẩn mình” Lưu Bị sợ rụng rời, đánh rơi cả đôi đũa đang cầm trong tay: “Anh hùng trong thiên hạ thời nay, chỉ có Sứ quân với…Tháo này mà thôi!” . Và hắn định nghĩa: “Người anh hùng phải là người nuôi chí lớn trong tim óc, lại phải có mưu cao kế giỏi, có tài bao tàng cả máy vũ trụ trong lòng, có chí nuốt trời mửa đất, ấy mới đáng mặt anh hùng chứ!”. Như vậy, trong mắt người phương Bắc, anh hùng không thể là người bình dị làm những việc bình dị!

 

Quan niệm này vẫn đúng, khi ta soi vào các tấm gương ở đất Việt trời Nam. Đó là một loạt những nhân vật được coi là anh hùng: Chàng Thạch Sanh đánh chim ó cứu nàng công chúa, Từ Hải không chấp nhận cuộc sống “vào luồn, ra cúi” chốn quan trường nên đã tự mình thành lập một vương quốc riêng: “Triều đình riêng một góc trời; Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, với cuộc sống tự do, phóng túng: “Nghênh ngang một cõi biên thùy; Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương!”; Thánh Gióng nhổ bụi tre làng tiêu diệt giặc Ân rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời; rồi Lý Thường Kiệt đọc “Bài thơ thần” trong đền thờ Trương Hống Trương Hác để khích lệ quân sĩ thắng giặc vẻ vang, Ngô Quyền mượn thủy triều, dùng kế đóng cọc tre trên sông Bạch Đằng đánh tan mấy vạn quân Nam Hán lăm le dải đất phía Nam; người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa, dẹp yên bờ cõi, đem lại thái bình cho giang sơn…

Xem thế, chữ anh hùng thật đáng để nhiều học giả hiền triết tốn giấy mực luận bàn sôi nổi và bất tận. Trước tiên, ta không thể chỉ bàn đến kì tích mà quên bàn về đối tượng tạc nên con chữ này. Sẽ là không công bằng nếu chỉ cho rằng anh hùng là mảnh đất độc quyền của phái “mày râu”!. Lịch sử cho thấy khái niệm này cũng được “chuyển giao” sang cho một nửa còn lại của vũ trụ – phái nữ, phái đẹp, phái yếu. Và thực tế, “nửa thế giới” này đã làm nên rất nhiều điều kì diệu- những kì tích trong bình dị, trong đời thường.

Không “Râu hùm, hàm én, mày ngài. Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài…” như Từ Hải; cũng không “vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, bước lên vỗ vào mông ngựa, ngựa hí dài mấy tiếng vang dội…” giống Thánh Gióng… Họ chỉ là con người với hình hài, sức vóc, hoàn cảnh sống na ná như bao người khác: Đó là hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị vốn đang sống hiền hòa nơi thôn ổ; Bà hoàng hậu Ỷ Lan vốn là người luôn phải nhốt mình trong cung cấm, đôi lúc nhớ nghề tổ tiên vẫn dệt lụa, kéo tơ; đó là chị Út Tịch, người mẹ năm con ở thị xã Tam Kì, tỉnh Quảng Ngãi; là mẹ Suốt, người lái đò trên sông Nhật Lệ, là Mẹ Tơm, người phụ nữ làng chài xa xôi; là những người con gái hiền hòa ở xứ dừa như chị Võ Thị Thắng, Trần Thị Lý, hay ở miền đất đỏ có bạt ngàn hoa lê ki ma như chị Võ Thị Sáu, …Họ có thể có tên, cũng có thể vô danh, tên của họ gắn liền với địa danh hay công việc họ làm: “chị Hai năm tấn” , “O du kích nhỏ giương cao súng”, “Bà má Hậu Giang”, “Bà Bủ”, “Bà lái đò”, thậm chí tên họ chỉ là tiếng gọi thầm của người con chiến sĩ xa quê: “Bầm ơi!”…Nhưng cái khiến họ trở thành anh hùng, được người đời tôn vinh là anh hùng chính ở hành động, việc làm của họ. Hai Bà Trưng cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân tóc dài ra trận đánh giặc phương Bắc. Bà hoàng hậu Ỷ Lan đã giúp chồng cai quản giang sơn, nhiếp chính để đấng quân vương đi đánh giặc nơi biên ải. Chị Út Tịch với tinh thần đánh giặc triệt để: “Còn cái lai quần cũng đánh” cả khi bụng mang dạ chửa vẫn vác súng truy đuổi quân thù. Họ là người con gái tuổi đời vừa chớm xuân xanh 16. Cô gái ấy đã thách thức cả một lực lượng hùng hậu với đầy đủ vũ khí, xe tăng, máy bay, đạn bom hủy diệt như Võ Thị Sáu, như Võ Thị Thắng đánh bại kẻ thù với nụ cười chiến thắng, như Trần Thị Lý thắng mọi đòn cân não của kẻ thù: “Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung; Không giết được em, người con gái anh hùng!”; Mẹ Suốt ngày đêm chèo thuyền trên sông Nhật Lệ đưa đón bộ đội qua sông vào tiền tuyến; Chị Ngô Thị Tuyển bản thân chỉ cao 1,4m, nặng 42 kg nhưng khi trận địa pháo cần đạn, chị đã đội mưa bom bão lửa vác hai hòm đạn nặng 98 kg, tiếp tế kịp thời cho bộ đội, góp phần hạ máy bay giặc Mỹ trong ngày đầu tiên quân ta phản công lại chiến dịch phá hoại miền Bắc đầu năm 1965 của Mỹ… Nhưng có lẽ không ai có thể lãng quên cô gái bé nhỏ cao 1,47 m, nặng 37 kg nhưng vẫn giương cao súng, ngẩng cao đầu với tư thế hiên ngang Nguyễn Thị Kim Lai , người đã xuất hiện trong tấm ảnh với lời thơ hào sảng đầy sự ngợi ca, thán phục của thi sĩ Tố Hữu:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng, đâu cứ phải mày râu!
(Tấm ảnh)

Bức ảnh nhỏ nhưng hàm chứa biết bao ý nghĩa trong mắt bạn bè năm châu. Kẻ thù với thân xác to lớn, kềnh càng và được trang bị máy bay hiện đại cùng đầy đủ phương tiện tối tân nhưng đã phải cúi đầu khuất phục, giơ tay chịu trói trước đối phương tóc dài bé nhỏ về tầm vóc, thô sơ về vũ khí, bình dị về cốt cách nhưng hào sảng về tinh thần, quyết tâm về ý chí. Hình ảnh “o du kích nhỏ” ấy đã trở thành biểu tượng của tinh thần Đa vít chống Gô ri át: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” (Lời Hồ Chủ tịch).

Ngày nay, tại dải đất phương Nam với cảnh sắc vô cùng đẹp đẽ: “Cánh cò bay lả rập rờn; Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”, với lịch sử hào hùng: “Đất nghèo nuôi những anh hùng; Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên; Đạp quân thù xuống đất đen” của dân tộc “Ra ngõ gặp anh hùng” ấy đã sạch bóng kẻ thù, giang sơn lại thanh bình trở lại: “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” thì anh hùng, vĩ nhân không mất đi mà họ hóa thân vào nhịp sống muôn đời bất diệt của nhân loại, trở thành những anh hùng trong sản xuất, dựng xây- anh hùng của thời kì đổi mới:

Yêu biết mấy những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên!
(Tố Hữu)

                                                                Lào Cai, ngày 2 tháng 2 năm 2016
Tác giả: Tống Thị Hải Lý

Luận về ANH HÙNG!

Gửi vào: 07:50 22/02/2016

Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nguyễn Như Ý chủ biên định nghĩa: “anh hùng là người có tài năng và khí phách làm nên những việc phi thường”. Vậy, soi vào thực tế thì khái niệm này được thể hiện như thế nào?

Thời Tam Quốc bên Tàu, để che đậy mưu lược đang trong thời kì “trứng nước” là giết Tào Tháo vì hắn ngang ngạnh, lộng hành muốn soán ngôi vua Hán Đế, Lưu Huyền Đức (Lưu Bị) đã phải giả vờ ham vui thú điền viên, lúc nào cũng lúi húi trồng rau sau nhà. Việc tránh giáp mặt Tào Tháo để suy tính chuyện lớn bị hắn để ý, hoài nghi. Hắn tìm đến gặp và hỏi “nắn gân”: “Sứ quân từng lịch duyệt hải hồ, chơi khắp bốn phương, ắt rõ ai là anh hùng thời nay, xin nói cho biết?”. Lưu Bị sợ tái mặt vì nghĩ mình sắp bị phát giác, vội “đánh chống lảng” kể liên thiên rất nhiều tên tuổi đương thời, kể đến ai kẻ đa nghi này cũng lắc đầu chê bai. Cuối cùng, để chấm dứt chuỗi dài dòng của Lưu Bị, kẻ gian hùng buông một câu khiến “con rồng ẩn mình” Lưu Bị sợ rụng rời, đánh rơi cả đôi đũa đang cầm trong tay: “Anh hùng trong thiên hạ thời nay, chỉ có Sứ quân với…Tháo này mà thôi!” . Và hắn định nghĩa: “Người anh hùng phải là người nuôi chí lớn trong tim óc, lại phải có mưu cao kế giỏi, có tài bao tàng cả máy vũ trụ trong lòng, có chí nuốt trời mửa đất, ấy mới đáng mặt anh hùng chứ!”. Như vậy, trong mắt người phương Bắc, anh hùng không thể là người bình dị làm những việc bình dị!

 

Quan niệm này vẫn đúng, khi ta soi vào các tấm gương ở đất Việt trời Nam. Đó là một loạt những nhân vật được coi là anh hùng: Chàng Thạch Sanh đánh chim ó cứu nàng công chúa, Từ Hải không chấp nhận cuộc sống “vào luồn, ra cúi” chốn quan trường nên đã tự mình thành lập một vương quốc riêng: “Triều đình riêng một góc trời; Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, với cuộc sống tự do, phóng túng: “Nghênh ngang một cõi biên thùy; Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương!”; Thánh Gióng nhổ bụi tre làng tiêu diệt giặc Ân rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời; rồi Lý Thường Kiệt đọc “Bài thơ thần” trong đền thờ Trương Hống Trương Hác để khích lệ quân sĩ thắng giặc vẻ vang, Ngô Quyền mượn thủy triều, dùng kế đóng cọc tre trên sông Bạch Đằng đánh tan mấy vạn quân Nam Hán lăm le dải đất phía Nam; người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa, dẹp yên bờ cõi, đem lại thái bình cho giang sơn…

Xem thế, chữ anh hùng thật đáng để nhiều học giả hiền triết tốn giấy mực luận bàn sôi nổi và bất tận. Trước tiên, ta không thể chỉ bàn đến kì tích mà quên bàn về đối tượng tạc nên con chữ này. Sẽ là không công bằng nếu chỉ cho rằng anh hùng là mảnh đất độc quyền của phái “mày râu”!. Lịch sử cho thấy khái niệm này cũng được “chuyển giao” sang cho một nửa còn lại của vũ trụ – phái nữ, phái đẹp, phái yếu. Và thực tế, “nửa thế giới” này đã làm nên rất nhiều điều kì diệu- những kì tích trong bình dị, trong đời thường.

Không “Râu hùm, hàm én, mày ngài. Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài…” như Từ Hải; cũng không “vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, bước lên vỗ vào mông ngựa, ngựa hí dài mấy tiếng vang dội…” giống Thánh Gióng… Họ chỉ là con người với hình hài, sức vóc, hoàn cảnh sống na ná như bao người khác: Đó là hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị vốn đang sống hiền hòa nơi thôn ổ; Bà hoàng hậu Ỷ Lan vốn là người luôn phải nhốt mình trong cung cấm, đôi lúc nhớ nghề tổ tiên vẫn dệt lụa, kéo tơ; đó là chị Út Tịch, người mẹ năm con ở thị xã Tam Kì, tỉnh Quảng Ngãi; là mẹ Suốt, người lái đò trên sông Nhật Lệ, là Mẹ Tơm, người phụ nữ làng chài xa xôi; là những người con gái hiền hòa ở xứ dừa như chị Võ Thị Thắng, Trần Thị Lý, hay ở miền đất đỏ có bạt ngàn hoa lê ki ma như chị Võ Thị Sáu, …Họ có thể có tên, cũng có thể vô danh, tên của họ gắn liền với địa danh hay công việc họ làm: “chị Hai năm tấn” , “O du kích nhỏ giương cao súng”, “Bà má Hậu Giang”, “Bà Bủ”, “Bà lái đò”, thậm chí tên họ chỉ là tiếng gọi thầm của người con chiến sĩ xa quê: “Bầm ơi!”…Nhưng cái khiến họ trở thành anh hùng, được người đời tôn vinh là anh hùng chính ở hành động, việc làm của họ. Hai Bà Trưng cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân tóc dài ra trận đánh giặc phương Bắc. Bà hoàng hậu Ỷ Lan đã giúp chồng cai quản giang sơn, nhiếp chính để đấng quân vương đi đánh giặc nơi biên ải. Chị Út Tịch với tinh thần đánh giặc triệt để: “Còn cái lai quần cũng đánh” cả khi bụng mang dạ chửa vẫn vác súng truy đuổi quân thù. Họ là người con gái tuổi đời vừa chớm xuân xanh 16. Cô gái ấy đã thách thức cả một lực lượng hùng hậu với đầy đủ vũ khí, xe tăng, máy bay, đạn bom hủy diệt như Võ Thị Sáu, như Võ Thị Thắng đánh bại kẻ thù với nụ cười chiến thắng, như Trần Thị Lý thắng mọi đòn cân não của kẻ thù: “Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung; Không giết được em, người con gái anh hùng!”; Mẹ Suốt ngày đêm chèo thuyền trên sông Nhật Lệ đưa đón bộ đội qua sông vào tiền tuyến; Chị Ngô Thị Tuyển bản thân chỉ cao 1,4m, nặng 42 kg nhưng khi trận địa pháo cần đạn, chị đã đội mưa bom bão lửa vác hai hòm đạn nặng 98 kg, tiếp tế kịp thời cho bộ đội, góp phần hạ máy bay giặc Mỹ trong ngày đầu tiên quân ta phản công lại chiến dịch phá hoại miền Bắc đầu năm 1965 của Mỹ… Nhưng có lẽ không ai có thể lãng quên cô gái bé nhỏ cao 1,47 m, nặng 37 kg nhưng vẫn giương cao súng, ngẩng cao đầu với tư thế hiên ngang Nguyễn Thị Kim Lai , người đã xuất hiện trong tấm ảnh với lời thơ hào sảng đầy sự ngợi ca, thán phục của thi sĩ Tố Hữu:

O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng, đâu cứ phải mày râu!
(Tấm ảnh)

Bức ảnh nhỏ nhưng hàm chứa biết bao ý nghĩa trong mắt bạn bè năm châu. Kẻ thù với thân xác to lớn, kềnh càng và được trang bị máy bay hiện đại cùng đầy đủ phương tiện tối tân nhưng đã phải cúi đầu khuất phục, giơ tay chịu trói trước đối phương tóc dài bé nhỏ về tầm vóc, thô sơ về vũ khí, bình dị về cốt cách nhưng hào sảng về tinh thần, quyết tâm về ý chí. Hình ảnh “o du kích nhỏ” ấy đã trở thành biểu tượng của tinh thần Đa vít chống Gô ri át: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” (Lời Hồ Chủ tịch).

Ngày nay, tại dải đất phương Nam với cảnh sắc vô cùng đẹp đẽ: “Cánh cò bay lả rập rờn; Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”, với lịch sử hào hùng: “Đất nghèo nuôi những anh hùng; Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên; Đạp quân thù xuống đất đen” của dân tộc “Ra ngõ gặp anh hùng” ấy đã sạch bóng kẻ thù, giang sơn lại thanh bình trở lại: “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” thì anh hùng, vĩ nhân không mất đi mà họ hóa thân vào nhịp sống muôn đời bất diệt của nhân loại, trở thành những anh hùng trong sản xuất, dựng xây- anh hùng của thời kì đổi mới:

Yêu biết mấy những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên!
(Tố Hữu)

                                                                Lào Cai, ngày 2 tháng 2 năm 2016
Tác giả: Tống Thị Hải Lý


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • PHẠM THỊ MINH THÚY, NỮ TRƯỞNG KHOA VỚI NHỮNG Ý TƯỞNG, ĐỘT PHÁ MỚI (20/06)
  • Tổng kết các lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Mầm non khoa 13, Tiểu học khóa 18 và THCS khóa 15 (23/11)
  • Cảm nhận từ một chuyến tham quan, thực tế (10/11)
  • Cảm nhận từ hoạt động trải nghiệm thực tế (10/11)
  • Cảm nhận từ một chuyến đi (31/10)
  • Giá trị gợi hình của các câu thành ngữ (19/04)
  • Sinh viên “đi phượt”, một trải nghiệm trẻ trung, năng động và bổ ích? (22/03)
  • Kỹ năng ra quyết định của người lãnh đạo (10/02)
Các bài đã đăng
  • Bài hát đồng điệu bao tâm hồn các thế hệ! (05/01)
  • Giới thiệu khoa Bồi dưỡng (02/01)
  • Lễ khai giảng lớp Đại học Sư phạm Âm nhạc và Đại học Sư phạm Mỹ thuật, khóa 2015-2017 (28/12)
  • Lễ bế giảng và trao bằng đại học Ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Sinh học và giáo dục Mầm non khóa 2013 – 2015 (25/11)
  • Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán học và Sư phạm Tin học hệ vừa làm vừa học, khóa 2013 – 2015 (19/11)
  • Chân dung Bác Hồ được tạc bằng những vần thơ (24/04)
  • Chân dung người lính Cụ Hồ được tạc nên bằng những câu hát! (20/01)
  • Tổng kết các lớp Bồi dưỡng CBQL: THCS K12, Mầm non K10, Tiểu học K15 (23/12)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin