Sự đa dạng về thể loại của thơ Nguyễn Đình Thi

 

Đối với một người đa tài như Nguyễn Đình Thi, ta có thể gọi theo bất kì năng khiếu nào mà trời đã hào phóng ban cho ông: nhạc sĩ, thi sĩ, tiểu thuyết gia, kịch gia, tiểu luận phê bình gia, chính trị gia. Tuy nhiên, xét về khía cạnh độc đáo thì có lẽ danh hiệu thi sĩ sẽ có số lượng các “phan” hâm mộ đông đảo và trung thành hơn cả. Chính vì lẽ đó, tác giả bài viết xin được trình bày những suy nghĩ của mình về loại chất liệu tiêu biểu làm nên một trong các “kết cấu” tài năng của người “lục sĩ” đã một thời vang bóng trên văn đàn văn nghệ nước nhà những năm đầu thời kì kháng chiến 9 năm thánh thần của dân tộc- sự đa dạng về thể loại của thơ Nguyễn Đình Thi.

Nguyễn Đình Thi muốn tạo ra thể thơ có hình thức phù hợp nội dung thơ thời đại mới – thơ không vần, loại thơ của nhịp điệu cảm xúc. Ở đó, ông không câu nệ hình thức. Câu thơ có thể dài ngắn tùy thuộc cảm xúc, miễn sao nó đạt một kết cấu tổng thể trong một nhịp điệu nội tại phù hợp nhịp điệu cảm xúc: “Tôi mong đi tới những câu thơ như lời nói thường. Nếu cần nói một hơi dài, dùng những câu dài. Nếu hơi ngắn, nói ngắn”.

Thi sĩ Nguyễn Đình dùng nhiều thể thơ, kiểu loại bài thơ, câu thơ khác nhau. Ông làm thơ lục bát, thơ ngũ ngôn, thất ngôn, bát ngôn, thơ tự do, thơ văn xuôi, thậm chí đan xen những thể thơ khác nhau ngay trong chính một bài thơ, một khổ thơ. Cách sắp xếp dòng thơ, khổ thơ rất linh hoạt. Có khi bình thường 4 câu/1 khổ, có khi 5-7 câu/1 khổ. Nhà thơ còn tạo ra nhiều bài thơ có kết cấu kiểu từng cặp thơ, giống như từng cặp câu nói…Ông không câu nệ lắm vào việc ngừng ngắt cho đúng vần, miễn sao diễn tả phù hợp cảm xúc bản thân. Chẳng hạn, trong trường ca “Bài thơ Hắc Hải”, giữa những câu thơ 7 chữ khuôn mẫu, mực thước, bác học, ông đã xen vào thể thơ lục bát truyền thống mềm mại, uyển chuyển, bình dân…khi miêu tả hình ảnh quê hương đất nước Việt Nam thân thương và hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Hay ở bài “Đất nước”, mỗi khi cảm xúc nén lại, nhà thơ viết những khổ thơ 6 chữ kết cấu cô đúc, chắc nịch, âm vang:

Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây thằng chúa đất
Ðứa đè cổ đứa lột da

Dạng câu thơ “tràn bờ” rất phổ biến trong thơ của thi sĩ. Đó là dạng thơ không phụ thuộc vào vần điệu, vào việc ngừng ngắt cho đúng nhịp mà nó chỉ tuân theo tiết điệu của tâm hồn người sáng tác. Trong bài “Hoa chua me đất”, ở phần đầu, diễn tả cuộc đối thoại giữa hai người bạn về những nhận xét sự vật hiện tượng xung quanh, tác giả dùng các câu tràn bờ tương đối ngắn:

Lâu, may gặp anh, chúng ta đi chơi vui trên đê
Anh đăm chiêu: “Sông ở đây nước đục ngầu”
Tôi không dám nói lại: “Sông ở đây nhiều phù sa”
Anh nghiêm nghị: “Còn quá nhiều bóng tối.
Lâu nay chúng ta quá lý tưởng”
Vâng. Hôm qua, hôm nay, các bà mẹ của chúng ta vẫn ăn đói nuôi con

Nhưng ở đoạn cuối, để diễn tả cảm xúc dâng trào khi bắt gặp những nụ hoa chua me đất đầy sức sống, nó như tiếp thêm niềm hy vọng về sự vươn lên trong khó khăn, về cuộc sống muôn đời bất diệt của con người trong gian khổ thì những câu thơ tràn bờ rất dài xuất hiện:

Mắt tôi bỗng hoa lên. Muôn nghìn nụ cười
hồng hồng tim tím, hoa chua me đất trong cỏ

Đối lập với những câu thơ “tràn bờ”, các câu thơ rất ngắn, thậm chí cắt vụn tới từng chữ đi song hành:

Hà Nội
Một mình xé ruột
…Ngoài phố vẫn ầm ầm lũ cướp
Bắt
Khám
Chăng day

Dụng ý của người thơ là nhằm miêu tả dưới hình thức liệt kê hành động tội ác của kẻ thù với đồng bào ta, đồng thời diễn tả sự căm uất dồn nén đến nghẹt thở của bản thân. Hiện tượng “cắt vụn” này không chỉ đến thời Nguyễn Đình Thi mới có. Trước ông đã xuất hiện ở nhiều bài thơ nước ngoài cũng như sau này xuất hiện ở nhiều nhà thơ khác: Chế Lan Viên (Đi giữa mùa xuân), Chính Hữu (Ngọn đèn đứng gác), Nguyễn Duy (Tre Việt Nam),…Điều đáng nói, với Nguyễn Đình Thi, nhà thơ đã kế thừa cho phù hợp với đặc điểm thơ ông- thơ là tiếng nói của tâm hồn mình theo dòng mạch cảm xúc trào dâng, khi kìm nén, khi dữ dội, khi dịu êm.

Nhiều khi để diễn đạt cảm xúc diễn biến qua nhiều tâm trạng, ở cạnh những câu thơ “tràn bờ” hay “cắt vụn”, ông còn có những câu thơ có 2 hoặc nhiều động từ để phụ trợ, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc: “Tháp Rùa rơi lệ cười trong mưa”, “Ta đứng khóc dưới trời mưa hắt”, “Pháo đang bắn trời ngoại ô gió thổi”,…

Trong sáng tác, tác giả không coi trọng vần điệu, câu thơ dài ngắn phụ thuộc cảm xúc nên thơ của thi sĩ thường phóng khoáng, tự do, “như trôi theo dòng tình cảm tự nhiên” (Xuân Diệu), “không hề gây cảm giác gò gượng, cứng nhắc cho người đọc” (Trần Hữu Tá).

Nguyễn Đình Thi chủ trương hình thức thơ tự do, không vần nhưng cấu trúc bài thơ thì chừng mực, không hề có những dạng câu cầu kỳ, cố ý làm khác lạ thơ bằng cách xáo trộn trật tự, cắt xén thơ. Chỉ khi cần diễn đạt cảm xúc ở các dạng khác nhau thì lúc ấy mới xuất hiện những câu thơ “tràn bờ” hoặc “chẻ nhỏ”, còn thường thì thơ ông là những câu nói bình thường, giản dị, tự nhiên như hơi thở của cuộc sống.

Lào Cai, ngày 24 tháng 5 năm 2016
Tác giả: Tống Thị Hải Lý

Sự đa dạng về thể loại của thơ Nguyễn Đình Thi

Gửi vào: 08:01 02/06/2016

 

Đối với một người đa tài như Nguyễn Đình Thi, ta có thể gọi theo bất kì năng khiếu nào mà trời đã hào phóng ban cho ông: nhạc sĩ, thi sĩ, tiểu thuyết gia, kịch gia, tiểu luận phê bình gia, chính trị gia. Tuy nhiên, xét về khía cạnh độc đáo thì có lẽ danh hiệu thi sĩ sẽ có số lượng các “phan” hâm mộ đông đảo và trung thành hơn cả. Chính vì lẽ đó, tác giả bài viết xin được trình bày những suy nghĩ của mình về loại chất liệu tiêu biểu làm nên một trong các “kết cấu” tài năng của người “lục sĩ” đã một thời vang bóng trên văn đàn văn nghệ nước nhà những năm đầu thời kì kháng chiến 9 năm thánh thần của dân tộc- sự đa dạng về thể loại của thơ Nguyễn Đình Thi.

Nguyễn Đình Thi muốn tạo ra thể thơ có hình thức phù hợp nội dung thơ thời đại mới – thơ không vần, loại thơ của nhịp điệu cảm xúc. Ở đó, ông không câu nệ hình thức. Câu thơ có thể dài ngắn tùy thuộc cảm xúc, miễn sao nó đạt một kết cấu tổng thể trong một nhịp điệu nội tại phù hợp nhịp điệu cảm xúc: “Tôi mong đi tới những câu thơ như lời nói thường. Nếu cần nói một hơi dài, dùng những câu dài. Nếu hơi ngắn, nói ngắn”.

Thi sĩ Nguyễn Đình dùng nhiều thể thơ, kiểu loại bài thơ, câu thơ khác nhau. Ông làm thơ lục bát, thơ ngũ ngôn, thất ngôn, bát ngôn, thơ tự do, thơ văn xuôi, thậm chí đan xen những thể thơ khác nhau ngay trong chính một bài thơ, một khổ thơ. Cách sắp xếp dòng thơ, khổ thơ rất linh hoạt. Có khi bình thường 4 câu/1 khổ, có khi 5-7 câu/1 khổ. Nhà thơ còn tạo ra nhiều bài thơ có kết cấu kiểu từng cặp thơ, giống như từng cặp câu nói…Ông không câu nệ lắm vào việc ngừng ngắt cho đúng vần, miễn sao diễn tả phù hợp cảm xúc bản thân. Chẳng hạn, trong trường ca “Bài thơ Hắc Hải”, giữa những câu thơ 7 chữ khuôn mẫu, mực thước, bác học, ông đã xen vào thể thơ lục bát truyền thống mềm mại, uyển chuyển, bình dân…khi miêu tả hình ảnh quê hương đất nước Việt Nam thân thương và hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Hay ở bài “Đất nước”, mỗi khi cảm xúc nén lại, nhà thơ viết những khổ thơ 6 chữ kết cấu cô đúc, chắc nịch, âm vang:

Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây thằng chúa đất
Ðứa đè cổ đứa lột da

Dạng câu thơ “tràn bờ” rất phổ biến trong thơ của thi sĩ. Đó là dạng thơ không phụ thuộc vào vần điệu, vào việc ngừng ngắt cho đúng nhịp mà nó chỉ tuân theo tiết điệu của tâm hồn người sáng tác. Trong bài “Hoa chua me đất”, ở phần đầu, diễn tả cuộc đối thoại giữa hai người bạn về những nhận xét sự vật hiện tượng xung quanh, tác giả dùng các câu tràn bờ tương đối ngắn:

Lâu, may gặp anh, chúng ta đi chơi vui trên đê
Anh đăm chiêu: “Sông ở đây nước đục ngầu”
Tôi không dám nói lại: “Sông ở đây nhiều phù sa”
Anh nghiêm nghị: “Còn quá nhiều bóng tối.
Lâu nay chúng ta quá lý tưởng”
Vâng. Hôm qua, hôm nay, các bà mẹ của chúng ta vẫn ăn đói nuôi con

Nhưng ở đoạn cuối, để diễn tả cảm xúc dâng trào khi bắt gặp những nụ hoa chua me đất đầy sức sống, nó như tiếp thêm niềm hy vọng về sự vươn lên trong khó khăn, về cuộc sống muôn đời bất diệt của con người trong gian khổ thì những câu thơ tràn bờ rất dài xuất hiện:

Mắt tôi bỗng hoa lên. Muôn nghìn nụ cười
hồng hồng tim tím, hoa chua me đất trong cỏ

Đối lập với những câu thơ “tràn bờ”, các câu thơ rất ngắn, thậm chí cắt vụn tới từng chữ đi song hành:

Hà Nội
Một mình xé ruột
…Ngoài phố vẫn ầm ầm lũ cướp
Bắt
Khám
Chăng day

Dụng ý của người thơ là nhằm miêu tả dưới hình thức liệt kê hành động tội ác của kẻ thù với đồng bào ta, đồng thời diễn tả sự căm uất dồn nén đến nghẹt thở của bản thân. Hiện tượng “cắt vụn” này không chỉ đến thời Nguyễn Đình Thi mới có. Trước ông đã xuất hiện ở nhiều bài thơ nước ngoài cũng như sau này xuất hiện ở nhiều nhà thơ khác: Chế Lan Viên (Đi giữa mùa xuân), Chính Hữu (Ngọn đèn đứng gác), Nguyễn Duy (Tre Việt Nam),…Điều đáng nói, với Nguyễn Đình Thi, nhà thơ đã kế thừa cho phù hợp với đặc điểm thơ ông- thơ là tiếng nói của tâm hồn mình theo dòng mạch cảm xúc trào dâng, khi kìm nén, khi dữ dội, khi dịu êm.

Nhiều khi để diễn đạt cảm xúc diễn biến qua nhiều tâm trạng, ở cạnh những câu thơ “tràn bờ” hay “cắt vụn”, ông còn có những câu thơ có 2 hoặc nhiều động từ để phụ trợ, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc: “Tháp Rùa rơi lệ cười trong mưa”, “Ta đứng khóc dưới trời mưa hắt”, “Pháo đang bắn trời ngoại ô gió thổi”,…

Trong sáng tác, tác giả không coi trọng vần điệu, câu thơ dài ngắn phụ thuộc cảm xúc nên thơ của thi sĩ thường phóng khoáng, tự do, “như trôi theo dòng tình cảm tự nhiên” (Xuân Diệu), “không hề gây cảm giác gò gượng, cứng nhắc cho người đọc” (Trần Hữu Tá).

Nguyễn Đình Thi chủ trương hình thức thơ tự do, không vần nhưng cấu trúc bài thơ thì chừng mực, không hề có những dạng câu cầu kỳ, cố ý làm khác lạ thơ bằng cách xáo trộn trật tự, cắt xén thơ. Chỉ khi cần diễn đạt cảm xúc ở các dạng khác nhau thì lúc ấy mới xuất hiện những câu thơ “tràn bờ” hoặc “chẻ nhỏ”, còn thường thì thơ ông là những câu nói bình thường, giản dị, tự nhiên như hơi thở của cuộc sống.

Lào Cai, ngày 24 tháng 5 năm 2016
Tác giả: Tống Thị Hải Lý


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài đã đăng
  • Luận về ANH HÙNG! (22/02)
  • Bài hát đồng điệu bao tâm hồn các thế hệ! (05/01)
  • Giới thiệu khoa Bồi dưỡng (02/01)
  • Lễ khai giảng lớp Đại học Sư phạm Âm nhạc và Đại học Sư phạm Mỹ thuật, khóa 2015-2017 (28/12)
  • Lễ bế giảng và trao bằng đại học Ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Sinh học và giáo dục Mầm non khóa 2013 – 2015 (25/11)
  • Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán học và Sư phạm Tin học hệ vừa làm vừa học, khóa 2013 – 2015 (19/11)
  • Chân dung Bác Hồ được tạc bằng những vần thơ (24/04)
  • Chân dung người lính Cụ Hồ được tạc nên bằng những câu hát! (20/01)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin

– Phiếu xét tuyển cao đẳng chính quy
Phiếu ĐK dự tuyển cao đẳng liên thông CQ
Phiếu dự thi năng khiếu
Chi tiết Kế hoạch tuyển sinh 2016  
SĐT tư vấn TS: 020.3844881 
             hoặc 0983.098.860