Sử dụng trò chơi vật lí trong dạy học vật lí ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai

Th.s. Nguyễn Thị Sơn Hà
Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai
ĐT: 0988654131; Email: sonhalaocai@gmail.com

Tóm tắt: Vật lí là môn học được đa số HS đánh giá là khó, nhất là với HS dân tộc thì các em càng ngần ngại khi học Vật lí. Việc thiết kế và tổ chức các trò chơi Vật lí giúp HS tăng cường hứng thú, say mê tìm hiểu kiến thức. Hơn nữa, việc HS tìm tòi các câu hỏi để đố nhau trong các trò chơi Vật lí nâng sự hiểu biết về kiến thức Vật lí của các em lên một mức cao hơn. Dần dần, kiến thức Vật lí luôn là một đề tài nóng trong các cuộc tranh luận và vốn từ tiếng Việt của HS dân tộc cũng dồi dào, phong phú lên. Bài viết về ba trò chơi Vật lí được áp dụng trong dạy học Vật lí ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai.

I. Đặt vấn đề

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm. Phương pháp dạy học vật lí cũng là phương pháp thực nghiệm. Từ các thí nghiệm cụ thể, HS rút ra các định luật về bản chất các sự vật, hiện tượng vật lí. Từ đó, vận dụng để giải thích các hiện tượng khác nhau trong thực tế đời sống và giải các bài tập. Nhưng ở trình độ Cao đẳng thì việc làm thực nghiệm được cụ thể trong học phần Thực hành Vật lí đại cương (sau khi học xong các học phần lí thuyết). Trong quá trình học các học phần lí thuyết, sinh viên phải nghiên cứu các kiến thức theo mô hình Toán học, phải tính toán các đạo hàm và tích phân rồi từ đó biện luận, rút ra các kiến thức Vật lí (theo kiểu nghiên cứu Vật lí lý thuyết).

Cao đẳng Sư phạm Lào Cai là một trường miền núi, sinh viên phần đông là người dân tộc. Với vốn từ tiếng Việt không nhiều, các em thường rụt rè, ngại giao tiếp và kiến thức Toán học còn chưa thuần thục. Vì vậy, việc học Vật lí đối với các em thật sự là khó khăn. Chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình dạy học giúp các em gần gũi và yêu thích môn Vật lí. Một trong các phương pháp đem lại hiệu quả tăng cường hứng thú, giúp yêu thích môn học Vật lí là sử dụng trò chơi Vật lí.

Bài viết này nói rõ hơn về các trò chơi Vật lí được áp dụng trong dạy học Vật lí ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

II. Nội dung

1. Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ – Đuổi theo câu hỏi, bắt lấy kiến thức”

1.1. Trò chơi

– Luật chơi: Phía sau bức tranh về một nhà khoa học được chia thành nhiều mảnh nhỏ tùy theo số câu hỏi, mỗi mảnh sẽ mang nội dung của một câu hỏi đố vui. Nếu học sinh trả lời đúng thì phần ẩn của bức tranh sau câu hỏi đó sẽ hiện ra và các em có thể đoán nội dung của bức tranh. Khi đã đoán đúng nội dung bức tranh thì trò chơi kết thúc.

– Phương tiện: Thiết kế trò chơi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính hoặc in trên giấy khổ lớn, hoặc có thể sử dụng bảng dính.

– Hình thức: Chia đội. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo lượt. Đội nào không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ chiến thắng.

1.2. Ví dụ

Để ôn tập kiến thức chương “Động học chất điểm và Động lực học chất điểm” trong “học phần Cơ học” chúng tôi tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” như sau:

– Mục đích:

+ Giúp học sinh nhớ lại kiến thức 2 chương: Động học chất điểm và Động lực học chất điểm.

+ Cung cấp thêm thông tin về nhà Vật lí nổi tiếng ISAAC NEWTON.

– Hình thức: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội gồm 5 em. Một em làm công tác tổ chức (bấm máy tính), các em còn lại trong lớp làm khán giả

NỘI DUNG CÂU HỎI

STT

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

1

Định luật nào nói về tính chất quán tính ?

Định luật I Niu – tơn

2

Lực nào giữ cho mặt trăng chuyển động gần như tròn đều xung quanh trái đất ?

Lực hấp dẫn

3

Một máy bay đang bay, thả rơi một quả đạn, quỹ đạo của quả đạn như thế nào ?

Có dạng một nhánh của Parabol.

4

Hai lực luôn tồn tại đồng thời trong khi các vật tương tác gọi là gì ?

Lực và phản lực

5

Quan hệ giữa lực hấp dẫn và khoảng cách như thế nào ?

Lực hấp dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

6

Nếu một vật đang chuyển động bỗng nhiên các lực tác dụng lên vật mất đi thì vật sẽ chuyển động như thế nào ?

Vật tiếp tục chuyển động thẳng đều.

7

Điểm đặt của trọng lực gọi là gì ?

Trọng tâm.

8

Một vật trong thang máy, khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc a, trọng lượng của vật thay đổi như thế nào?

Trọng lượng của vật tăng:

P’=(a+g)m

9

Có hai viên bi ở cùng độ cao. Cùng lúc một viên được ném ngang, một viên thả rơi tự do, viên bi nào chạm đất trước?

Rơi chạm đất cùng lúc

 

 

10

Một lực sĩ kéo co với một cậu bé. So sánh lực mà lực sĩ tác dụng lên cậu bé và lực mà cậu bé tác dụng lên lực sĩ.

Theo định luật 3 Newton: hai lực đó bằng nhau.

Từ khóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đây là nhà bác học nào?

ISAAC NEWTON

– Sinh: 4 tháng 1năm 1643; Mất 31 tháng 3 năm 1727.

– Làm việc tại đại học Cambridge, Hội Hoàng gia Anh.

– Nghiên cứu: Tôn giáo; Vật lý; Toán học; Thiên văn học; Triết học tự nhiên; Giả kim thuật.

– Luận thuyết của ông về Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. Ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất giữa Định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lí thuyết của ông về trọng lực, ông đã loại bỏ hoàn toàn Thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học. Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu. Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newtontổng quát.

2. Trò chơi “Lên đỉnh Fanxipăng”

2.1. Trò chơi

– Luật chơi: Ô chữ Vật lí có chủ đề là nội dung của ô chữ hàng dọc. Trả lời câu hỏi để mở các ô hàng ngang. Mỗi câu hỏi trả lời đúng ở ô hàng ngang sẽ cung cấp một từ khóa cho chủ đề. Khi các từ khóa dần hiện ra thì chúng được xếp theo trình tự giải đáp, sau đó người chơi phải sắp xếp lại tất cả các từ khóa và dự đoán chủ đề của ô chữ. Chú ý, người chơi không nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi, khi đoán đúng chủ đề thì trò chơi kết thúc. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.

– Phương tiện: Sử dụng phần mềm Power point để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên máy tính.

– Hình thức: Chia đội hoặc sử dụng chơi cho cả lớp vào cuối tiết học để củng cố bài.

2.2. Ví dụ

Trong học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, chúng tôi cũng gợi ý cho sinh viên cách tổ chức trò chơi Vật lí cho học sinh THCS trong việc soạn và tập giảng. Ví dụ: Để ôn tập kiến thức: “Bàn là điện” có thể tổ chức trò chơi như sau:

– Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu các kiến thức về bàn là điện.

– Hình thức: Có 9 ô chữ hàng ngang với các câu hỏi. Khi học sinh trả lời sẽ tìm được từ khóa là NHIỆT – ĐIỆN (sự chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng). 

NỘI DUNG CÂU HỎI

STT

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

1

Bộ phận quan trọng nhất của bàn là điện là gì?

Dây đốt nóng

2

Dây đốt nóng làm bằng vật liệu gì?

NikenCrôm

3

Năng lượng đầu vào của bàn là điện là gì?

Điện năng

4

220V là kí hiệu của đại lượng nào?

Điện áp

5

Đại lượng nào phụ thuộc vào điện trở suất, tỉ lệ thuận với chiều dài và tỉ lệ nghịch với tiết diện?

Điện trở

6

Để quần áo không bị bẩn thì cần giữ đế của bàn là điện như thế nào?

Sạch

7

Không để đế bàn là lâu trên quần áo hoặc trên bàn khi nào?

Đóng điện

8

Năng lượng ra vào của bàn là điện là gì?

Nhiệt năng

9

Rơ le nhiệt có chức năng điều chỉnh cái gì?

Nhiệt độ

3. Trò chơi trắc nghiệm Vật lí

3.1. Trò chơi

– Luật chơi: Các câu trắc nghiệm được lựa chọn trong kiến thức học phần hoặc các hiện tượng vật lí liên quan đến kiến thức bài học, mỗi câu có một lựa chọn trong 4 lựa chọn A, B, C, D. Mỗi đội sẽ thảo luận trong thời gian qui định và đưa ra đáp án trả lời. Đội nào có số câu trả đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng.

– Phương tiện: Thiết kế các câu trắc nghiệm, quy định thời gian trả lời câu hỏi trên Power point và trình chiếu trên máy tính.

– Hình thức: Chia đội.

3.2. Ví dụ

Trong giờ ôn tập của học phần “Dao động và sóng”, chúng tôi chọn các câu hỏi sau đây và chia đội cho sinh viên vừa chơi vừa học.

Câu 1: Chọn phát biểu sai
Trong dao động điều hoà,
A. Ly độ, vận tốc và gia tốc biến thiên với cùng tần số
B. Năng lượng tỷ lệ với bình phương biên độ dao động
C. Động năng và thế năng cũng biến thiên điều hoà cùng tần số như ly độ.
D. Tổng của động năng và thế năng là đại lượng không đổi.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng
Khi tăng khối lượng của con lắc lò so 2 lần thì chu kỳ:
A. tăng 2 lần B. tăng lần
C. giảm 2 lần D. giảm lần.
Câu 3: Treo một vật khối lượng m vào lò so có độ cứng k thì vật dao động điều hoà với tần số f1 = 6(HZ). Khi treo thêm gia trọng m = 44g thì tần số dao động là f2 = 5 (Hz). Giá trị của m và k tương ứng là:
A. m = 10g; k = 14,4(N/m). B. m = 144g; k = 100(N/m).
C. Kết quả khác. D. m = 100g; k = 144(N/m).
Câu 4: Chọn phát biểu sai
Trong dao động điều hoà,
A. tần số không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài.
B. biên độ không phụ thuộc vào cách kích thích dao động.
C. pha ban đầu phụ thuộc vào việc chọn gốc thời gian.
D. chu kỳ biến đổi của động năng và thế năng bằng một nửa chu kỳ dao động.
Câu 5: Chọn phát biểu đúng
Một lò so khi bị kéo bởi lực 1(N) thì bị giãn 1(cm). Nếu treo vật có khối lượng m =1(kg) vào lò so và kích thích cho vật dao động thì chu kỳ của vật là:
A. T = 20(s) . B. T = 20/(s).
C T = /20(s). D. một giá trị khác.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng
A. Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải là hai sóng có cùng tần số và độ lệch pha không đổi.
B. Khi hai sóng giao thoa sẽ xuất hiện những gợn lồi và lõm xen kẽ nhau lan toả ra xa các nguồn.
C. Sóng phát ra từ hai nguồn dao động cùng tần số và có độ lệch pha không đổi khi gặp nhau sẽ giao thoa với nhau.
D. Khoảng cách giữa hai vân giao thoa lồi (hoặc lõm) liên tiếp đúng bằng bước sóng.
Câu 7: Chọn phát biểu sai
A. Độ cao của âm càng lớn nếu tần số của âm càng lớn.
B. Độ to của âm càng lớn nếu cường độ âm càng lớn.
C. Âm sắc là một đặc trưng sinh lý của âm được xác định dựa vào các đặc trưng vật lý là tần số và biên độ.
D. Cường độ âm là một đặc trưng sinh lý của âm và được đo bằng năng lượng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm trong một đơn vị thời gian.
Câu 8: Chọn phát biểu đúng
Tại hai điểm A và B cách nhau 6,5cm trên mặt nước có hai nguồn dao động điều hoà cùng tần số f = 80 (Hz). Biết vận tốc truyền sóng là v = 32cm/s. Số gợn lồi trên đoạn AB là
A. 33 B. 32
C. 23 D. kết quả khác
Câu 9: Chọn phát biểu đúng
Phương trình truyền sóng trong môi trường từ nguồn O đến điểm M cách nguồn d (mét) là: u = 5cos (6t – d) (cm). Vận tốc truyền sóng v trong môi trường này là:
A. 4m/s; B. 6m/s;
C. 5m/s; D. 8m/s
Câu 10: Chọn phát biểu đúng
Hai nguồn kết hợp A, B trên mặt nước dao động với tần số f. Trung điểm I của AB là cực tiểu giao thoa. Dao động của hai nguồn này là hai dao động
A. cùng pha. B. ngược pha.
C. lệch pha /2. D. lệch pha /4.

4. Thiết kế trò chơi trong Powerpoint 2007:

– Tạo liên kết trang:

+ Vào InsertShapes, lựa chọn đối tượng, vẽ lên slide.

+ Click phải lên đối tượng, chọn Hyperlink.

+ Trong hộp thoại Insert Hyperlink chọn , sau đó vào và chọn trang cần liên kết đến.

+ Mở đến trang đã liên kết, cũng thực hiện các bước tương tự để tạo liên kết ngược lại vị trí ban đầu. Chú ý nên chọn hình mũi tên quay ngược trở lại để dễ dàng lựa chọn khi trình chiếu.

– Tạo hiệu ứng đổi màu: Chọn đối tượng cần đổi màu, vào Animations Custom AnimationAdd effectEmplasicComplementary Color 2.

– Tạo hiệu ứng biến mất: Chọn đối tượng cần biến mất, vào Animations Custom AnimationAdd effectexit, sau đó có thể lựa chọn kiểu biến mất tùy ý.

– Tạo hiệu ứng gỡ đối tượng: Tức là khi nhấp chuột vào đối tượng thì đối tượng đổi màu (xem phần hiệu ứng đổi màu), sau đó biến mất (xem phần hiệu ứng biến mất), khuất bên dưới là thông tin cần cung cấp sau câu trả lời đúng của học sinh.

+ Xếp hiệu ứng theo thứ tự là đổi màu trước khi biến mất.

+ Vào dấu mũi tên bên phải hiệu ứng chọn Effect options.

+ Trong hộp thoại Diamond chọn Timing, sau đó đánh dấu check vào Start effect on click of . Tiếp theo vào danh sách chọn đối tượng muốn nhấp chuột vào và chọn Ok.

– Tạo âm thanh: Cũng vào Effect optionsSound và chọn âm thanh cần trình diễn.

III. Kết luận

Với các trò chơi Vật lí dễ thiết kế, dễ tổ chức, HS có những pha thảo luận sôi nổi, những khiếu nại ngộ nghĩnh với những câu hỏi phải mất nhiều thời gian nghĩ từ tiếng Việt để diễn đạt, những kiến thức vật lí khô khan, trừu tượng đã trở nên lý thú và cuốn hút HS, vốn từ tiếng Việt của các em cũng dồi dào, phong phú hơn. Từ đó các em hăng hái tìm các câu hỏi liên quan đến hiện tượng vật lí trong đời sống để đố lại đội bạn và say mê tìm hiểu và thiết kế các trò chơi mới. Việc thảo luận để xây dựng những ý tưởng về các trò chơi mới cũng làm cho HS dân tộc có thêm vốn từ vựng tiếng Việt và các em dễ dàng tiếp cận và sử dụng ngôn ngữ khoa học để biểu đạt kiến thức.

Việc đặt câu hỏi trong các trò chơi cũng là một vấn đề then chốt. Chúng tôi thường gợi ý cho HS tìm đọc trong các cuốn sách như: Cơ học vui, Vật lí vui, Hỏi đáp các hiện tượng vật lí… và tìm kiếm các kiến thức vật lí vui trên internet. Kiến thức vật lí đã không còn là trở ngại, HS dân tộc ngày càng say mê và hứng thú đối với môn học này, kết quả học tập của các em cũng nâng cao rõ rệt. Đó cũng là điều chúng tôi mong muốn và xin được chia sẻ với các bạn.

Tài liệu tham khảo

1. Thạc sĩ Nguyễn Văn Cần, Nghiên cứu, khai thác Visual Basic trong Microsoft PowerPoint để thiết kế trò chơi đoán ô chữ phục vụ đố vui để học và dạy học, email: cantiensinh@yahoo.com.vn, 2007.
2. Nguyễn Minh Hoàng, Tìm hiểu khoa học qua trò chơi vật lý, Nhà xuất bản trẻ, 2003.
3. http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/9567646
4. Nguyễn Hữu Mình. Cơ học – NXB Giáo dục, Hà Nội 2000.
5. IA.I.Pêrenman. Cơ học vui – NXB Giáo dục, Hà Nội 2009.
6. IA.I.Pêrenman. Vật lí vui Q1,2 – NXB Giáo dục, Hà Nội 2009.
7. https://www.youtube.com/channel/UCbbtwiPGthCF2qlP5DZi3-A

 

Sử dụng trò chơi vật lí trong dạy học vật lí ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai

Gửi vào: 08:44 27/03/2017

Th.s. Nguyễn Thị Sơn Hà
Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai
ĐT: 0988654131; Email: sonhalaocai@gmail.com

Tóm tắt: Vật lí là môn học được đa số HS đánh giá là khó, nhất là với HS dân tộc thì các em càng ngần ngại khi học Vật lí. Việc thiết kế và tổ chức các trò chơi Vật lí giúp HS tăng cường hứng thú, say mê tìm hiểu kiến thức. Hơn nữa, việc HS tìm tòi các câu hỏi để đố nhau trong các trò chơi Vật lí nâng sự hiểu biết về kiến thức Vật lí của các em lên một mức cao hơn. Dần dần, kiến thức Vật lí luôn là một đề tài nóng trong các cuộc tranh luận và vốn từ tiếng Việt của HS dân tộc cũng dồi dào, phong phú lên. Bài viết về ba trò chơi Vật lí được áp dụng trong dạy học Vật lí ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai.

I. Đặt vấn đề

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm. Phương pháp dạy học vật lí cũng là phương pháp thực nghiệm. Từ các thí nghiệm cụ thể, HS rút ra các định luật về bản chất các sự vật, hiện tượng vật lí. Từ đó, vận dụng để giải thích các hiện tượng khác nhau trong thực tế đời sống và giải các bài tập. Nhưng ở trình độ Cao đẳng thì việc làm thực nghiệm được cụ thể trong học phần Thực hành Vật lí đại cương (sau khi học xong các học phần lí thuyết). Trong quá trình học các học phần lí thuyết, sinh viên phải nghiên cứu các kiến thức theo mô hình Toán học, phải tính toán các đạo hàm và tích phân rồi từ đó biện luận, rút ra các kiến thức Vật lí (theo kiểu nghiên cứu Vật lí lý thuyết).

Cao đẳng Sư phạm Lào Cai là một trường miền núi, sinh viên phần đông là người dân tộc. Với vốn từ tiếng Việt không nhiều, các em thường rụt rè, ngại giao tiếp và kiến thức Toán học còn chưa thuần thục. Vì vậy, việc học Vật lí đối với các em thật sự là khó khăn. Chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình dạy học giúp các em gần gũi và yêu thích môn Vật lí. Một trong các phương pháp đem lại hiệu quả tăng cường hứng thú, giúp yêu thích môn học Vật lí là sử dụng trò chơi Vật lí.

Bài viết này nói rõ hơn về các trò chơi Vật lí được áp dụng trong dạy học Vật lí ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai.

II. Nội dung

1. Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ – Đuổi theo câu hỏi, bắt lấy kiến thức”

1.1. Trò chơi

– Luật chơi: Phía sau bức tranh về một nhà khoa học được chia thành nhiều mảnh nhỏ tùy theo số câu hỏi, mỗi mảnh sẽ mang nội dung của một câu hỏi đố vui. Nếu học sinh trả lời đúng thì phần ẩn của bức tranh sau câu hỏi đó sẽ hiện ra và các em có thể đoán nội dung của bức tranh. Khi đã đoán đúng nội dung bức tranh thì trò chơi kết thúc.

– Phương tiện: Thiết kế trò chơi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính hoặc in trên giấy khổ lớn, hoặc có thể sử dụng bảng dính.

– Hình thức: Chia đội. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo lượt. Đội nào không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ chiến thắng.

1.2. Ví dụ

Để ôn tập kiến thức chương “Động học chất điểm và Động lực học chất điểm” trong “học phần Cơ học” chúng tôi tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” như sau:

– Mục đích:

+ Giúp học sinh nhớ lại kiến thức 2 chương: Động học chất điểm và Động lực học chất điểm.

+ Cung cấp thêm thông tin về nhà Vật lí nổi tiếng ISAAC NEWTON.

– Hình thức: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội gồm 5 em. Một em làm công tác tổ chức (bấm máy tính), các em còn lại trong lớp làm khán giả

NỘI DUNG CÂU HỎI

STT

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

1

Định luật nào nói về tính chất quán tính ?

Định luật I Niu – tơn

2

Lực nào giữ cho mặt trăng chuyển động gần như tròn đều xung quanh trái đất ?

Lực hấp dẫn

3

Một máy bay đang bay, thả rơi một quả đạn, quỹ đạo của quả đạn như thế nào ?

Có dạng một nhánh của Parabol.

4

Hai lực luôn tồn tại đồng thời trong khi các vật tương tác gọi là gì ?

Lực và phản lực

5

Quan hệ giữa lực hấp dẫn và khoảng cách như thế nào ?

Lực hấp dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

6

Nếu một vật đang chuyển động bỗng nhiên các lực tác dụng lên vật mất đi thì vật sẽ chuyển động như thế nào ?

Vật tiếp tục chuyển động thẳng đều.

7

Điểm đặt của trọng lực gọi là gì ?

Trọng tâm.

8

Một vật trong thang máy, khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc a, trọng lượng của vật thay đổi như thế nào?

Trọng lượng của vật tăng:

P’=(a+g)m

9

Có hai viên bi ở cùng độ cao. Cùng lúc một viên được ném ngang, một viên thả rơi tự do, viên bi nào chạm đất trước?

Rơi chạm đất cùng lúc

 

 

10

Một lực sĩ kéo co với một cậu bé. So sánh lực mà lực sĩ tác dụng lên cậu bé và lực mà cậu bé tác dụng lên lực sĩ.

Theo định luật 3 Newton: hai lực đó bằng nhau.

Từ khóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đây là nhà bác học nào?

ISAAC NEWTON

– Sinh: 4 tháng 1năm 1643; Mất 31 tháng 3 năm 1727.

– Làm việc tại đại học Cambridge, Hội Hoàng gia Anh.

– Nghiên cứu: Tôn giáo; Vật lý; Toán học; Thiên văn học; Triết học tự nhiên; Giả kim thuật.

– Luận thuyết của ông về Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. Ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất giữa Định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lí thuyết của ông về trọng lực, ông đã loại bỏ hoàn toàn Thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học. Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu. Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newtontổng quát.

2. Trò chơi “Lên đỉnh Fanxipăng”

2.1. Trò chơi

– Luật chơi: Ô chữ Vật lí có chủ đề là nội dung của ô chữ hàng dọc. Trả lời câu hỏi để mở các ô hàng ngang. Mỗi câu hỏi trả lời đúng ở ô hàng ngang sẽ cung cấp một từ khóa cho chủ đề. Khi các từ khóa dần hiện ra thì chúng được xếp theo trình tự giải đáp, sau đó người chơi phải sắp xếp lại tất cả các từ khóa và dự đoán chủ đề của ô chữ. Chú ý, người chơi không nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi, khi đoán đúng chủ đề thì trò chơi kết thúc. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.

– Phương tiện: Sử dụng phần mềm Power point để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên máy tính.

– Hình thức: Chia đội hoặc sử dụng chơi cho cả lớp vào cuối tiết học để củng cố bài.

2.2. Ví dụ

Trong học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, chúng tôi cũng gợi ý cho sinh viên cách tổ chức trò chơi Vật lí cho học sinh THCS trong việc soạn và tập giảng. Ví dụ: Để ôn tập kiến thức: “Bàn là điện” có thể tổ chức trò chơi như sau:

– Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu các kiến thức về bàn là điện.

– Hình thức: Có 9 ô chữ hàng ngang với các câu hỏi. Khi học sinh trả lời sẽ tìm được từ khóa là NHIỆT – ĐIỆN (sự chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng). 

NỘI DUNG CÂU HỎI

STT

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

1

Bộ phận quan trọng nhất của bàn là điện là gì?

Dây đốt nóng

2

Dây đốt nóng làm bằng vật liệu gì?

NikenCrôm

3

Năng lượng đầu vào của bàn là điện là gì?

Điện năng

4

220V là kí hiệu của đại lượng nào?

Điện áp

5

Đại lượng nào phụ thuộc vào điện trở suất, tỉ lệ thuận với chiều dài và tỉ lệ nghịch với tiết diện?

Điện trở

6

Để quần áo không bị bẩn thì cần giữ đế của bàn là điện như thế nào?

Sạch

7

Không để đế bàn là lâu trên quần áo hoặc trên bàn khi nào?

Đóng điện

8

Năng lượng ra vào của bàn là điện là gì?

Nhiệt năng

9

Rơ le nhiệt có chức năng điều chỉnh cái gì?

Nhiệt độ

3. Trò chơi trắc nghiệm Vật lí

3.1. Trò chơi

– Luật chơi: Các câu trắc nghiệm được lựa chọn trong kiến thức học phần hoặc các hiện tượng vật lí liên quan đến kiến thức bài học, mỗi câu có một lựa chọn trong 4 lựa chọn A, B, C, D. Mỗi đội sẽ thảo luận trong thời gian qui định và đưa ra đáp án trả lời. Đội nào có số câu trả đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng.

– Phương tiện: Thiết kế các câu trắc nghiệm, quy định thời gian trả lời câu hỏi trên Power point và trình chiếu trên máy tính.

– Hình thức: Chia đội.

3.2. Ví dụ

Trong giờ ôn tập của học phần “Dao động và sóng”, chúng tôi chọn các câu hỏi sau đây và chia đội cho sinh viên vừa chơi vừa học.

Câu 1: Chọn phát biểu sai
Trong dao động điều hoà,
A. Ly độ, vận tốc và gia tốc biến thiên với cùng tần số
B. Năng lượng tỷ lệ với bình phương biên độ dao động
C. Động năng và thế năng cũng biến thiên điều hoà cùng tần số như ly độ.
D. Tổng của động năng và thế năng là đại lượng không đổi.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng
Khi tăng khối lượng của con lắc lò so 2 lần thì chu kỳ:
A. tăng 2 lần B. tăng lần
C. giảm 2 lần D. giảm lần.
Câu 3: Treo một vật khối lượng m vào lò so có độ cứng k thì vật dao động điều hoà với tần số f1 = 6(HZ). Khi treo thêm gia trọng m = 44g thì tần số dao động là f2 = 5 (Hz). Giá trị của m và k tương ứng là:
A. m = 10g; k = 14,4(N/m). B. m = 144g; k = 100(N/m).
C. Kết quả khác. D. m = 100g; k = 144(N/m).
Câu 4: Chọn phát biểu sai
Trong dao động điều hoà,
A. tần số không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài.
B. biên độ không phụ thuộc vào cách kích thích dao động.
C. pha ban đầu phụ thuộc vào việc chọn gốc thời gian.
D. chu kỳ biến đổi của động năng và thế năng bằng một nửa chu kỳ dao động.
Câu 5: Chọn phát biểu đúng
Một lò so khi bị kéo bởi lực 1(N) thì bị giãn 1(cm). Nếu treo vật có khối lượng m =1(kg) vào lò so và kích thích cho vật dao động thì chu kỳ của vật là:
A. T = 20(s) . B. T = 20/(s).
C T = /20(s). D. một giá trị khác.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng
A. Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải là hai sóng có cùng tần số và độ lệch pha không đổi.
B. Khi hai sóng giao thoa sẽ xuất hiện những gợn lồi và lõm xen kẽ nhau lan toả ra xa các nguồn.
C. Sóng phát ra từ hai nguồn dao động cùng tần số và có độ lệch pha không đổi khi gặp nhau sẽ giao thoa với nhau.
D. Khoảng cách giữa hai vân giao thoa lồi (hoặc lõm) liên tiếp đúng bằng bước sóng.
Câu 7: Chọn phát biểu sai
A. Độ cao của âm càng lớn nếu tần số của âm càng lớn.
B. Độ to của âm càng lớn nếu cường độ âm càng lớn.
C. Âm sắc là một đặc trưng sinh lý của âm được xác định dựa vào các đặc trưng vật lý là tần số và biên độ.
D. Cường độ âm là một đặc trưng sinh lý của âm và được đo bằng năng lượng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm trong một đơn vị thời gian.
Câu 8: Chọn phát biểu đúng
Tại hai điểm A và B cách nhau 6,5cm trên mặt nước có hai nguồn dao động điều hoà cùng tần số f = 80 (Hz). Biết vận tốc truyền sóng là v = 32cm/s. Số gợn lồi trên đoạn AB là
A. 33 B. 32
C. 23 D. kết quả khác
Câu 9: Chọn phát biểu đúng
Phương trình truyền sóng trong môi trường từ nguồn O đến điểm M cách nguồn d (mét) là: u = 5cos (6t – d) (cm). Vận tốc truyền sóng v trong môi trường này là:
A. 4m/s; B. 6m/s;
C. 5m/s; D. 8m/s
Câu 10: Chọn phát biểu đúng
Hai nguồn kết hợp A, B trên mặt nước dao động với tần số f. Trung điểm I của AB là cực tiểu giao thoa. Dao động của hai nguồn này là hai dao động
A. cùng pha. B. ngược pha.
C. lệch pha /2. D. lệch pha /4.

4. Thiết kế trò chơi trong Powerpoint 2007:

– Tạo liên kết trang:

+ Vào InsertShapes, lựa chọn đối tượng, vẽ lên slide.

+ Click phải lên đối tượng, chọn Hyperlink.

+ Trong hộp thoại Insert Hyperlink chọn , sau đó vào và chọn trang cần liên kết đến.

+ Mở đến trang đã liên kết, cũng thực hiện các bước tương tự để tạo liên kết ngược lại vị trí ban đầu. Chú ý nên chọn hình mũi tên quay ngược trở lại để dễ dàng lựa chọn khi trình chiếu.

– Tạo hiệu ứng đổi màu: Chọn đối tượng cần đổi màu, vào Animations Custom AnimationAdd effectEmplasicComplementary Color 2.

– Tạo hiệu ứng biến mất: Chọn đối tượng cần biến mất, vào Animations Custom AnimationAdd effectexit, sau đó có thể lựa chọn kiểu biến mất tùy ý.

– Tạo hiệu ứng gỡ đối tượng: Tức là khi nhấp chuột vào đối tượng thì đối tượng đổi màu (xem phần hiệu ứng đổi màu), sau đó biến mất (xem phần hiệu ứng biến mất), khuất bên dưới là thông tin cần cung cấp sau câu trả lời đúng của học sinh.

+ Xếp hiệu ứng theo thứ tự là đổi màu trước khi biến mất.

+ Vào dấu mũi tên bên phải hiệu ứng chọn Effect options.

+ Trong hộp thoại Diamond chọn Timing, sau đó đánh dấu check vào Start effect on click of . Tiếp theo vào danh sách chọn đối tượng muốn nhấp chuột vào và chọn Ok.

– Tạo âm thanh: Cũng vào Effect optionsSound và chọn âm thanh cần trình diễn.

III. Kết luận

Với các trò chơi Vật lí dễ thiết kế, dễ tổ chức, HS có những pha thảo luận sôi nổi, những khiếu nại ngộ nghĩnh với những câu hỏi phải mất nhiều thời gian nghĩ từ tiếng Việt để diễn đạt, những kiến thức vật lí khô khan, trừu tượng đã trở nên lý thú và cuốn hút HS, vốn từ tiếng Việt của các em cũng dồi dào, phong phú hơn. Từ đó các em hăng hái tìm các câu hỏi liên quan đến hiện tượng vật lí trong đời sống để đố lại đội bạn và say mê tìm hiểu và thiết kế các trò chơi mới. Việc thảo luận để xây dựng những ý tưởng về các trò chơi mới cũng làm cho HS dân tộc có thêm vốn từ vựng tiếng Việt và các em dễ dàng tiếp cận và sử dụng ngôn ngữ khoa học để biểu đạt kiến thức.

Việc đặt câu hỏi trong các trò chơi cũng là một vấn đề then chốt. Chúng tôi thường gợi ý cho HS tìm đọc trong các cuốn sách như: Cơ học vui, Vật lí vui, Hỏi đáp các hiện tượng vật lí… và tìm kiếm các kiến thức vật lí vui trên internet. Kiến thức vật lí đã không còn là trở ngại, HS dân tộc ngày càng say mê và hứng thú đối với môn học này, kết quả học tập của các em cũng nâng cao rõ rệt. Đó cũng là điều chúng tôi mong muốn và xin được chia sẻ với các bạn.

Tài liệu tham khảo

1. Thạc sĩ Nguyễn Văn Cần, Nghiên cứu, khai thác Visual Basic trong Microsoft PowerPoint để thiết kế trò chơi đoán ô chữ phục vụ đố vui để học và dạy học, email: cantiensinh@yahoo.com.vn, 2007.
2. Nguyễn Minh Hoàng, Tìm hiểu khoa học qua trò chơi vật lý, Nhà xuất bản trẻ, 2003.
3. http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/9567646
4. Nguyễn Hữu Mình. Cơ học – NXB Giáo dục, Hà Nội 2000.
5. IA.I.Pêrenman. Cơ học vui – NXB Giáo dục, Hà Nội 2009.
6. IA.I.Pêrenman. Vật lí vui Q1,2 – NXB Giáo dục, Hà Nội 2009.
7. https://www.youtube.com/channel/UCbbtwiPGthCF2qlP5DZi3-A

 


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, THCS TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (07/02)
  • Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại Trường CĐSP Lào Cai (12/10)
  • Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ môn Tiếng Việt cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới (12/10)
  • Dạy học học phần thực hành giải toán theo đinh hướng định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học (22/09)
Các bài đã đăng
  • Giải pháp trong hoạt động hợp tác quốc tế tại trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai (20/03)
  • Giới thiệu bộ Office 2016 (23/02)
  • Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai theo học chế tín chỉ (09/02)
  • Những điểm mới của thông tư 22 trong đánh giá học sinh tiểu học (26/01)
  • Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn (16/01)
  • Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ (21/12)
  • Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chính trị cho người học, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường (20/12)
  • Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai (21/10)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin