Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

 

ThS. Nguyễn Thị Hương Giang
Giảng viên khoa Tiểu học – Mầm non
 

Giáo viên mầm non là một nghề đặc biệt trong các nghề của xã hội, trong đó đòi hỏi người giáo viên phải có một số năng lực nghề nghiệp cần thiết: Có hiểu biết sâu về đối tượng giáo dục, có hiểu biết sâu về khoa học giáo dục mầm non, năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục trẻ em, năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục, năng lực nhận thức…. Năng lực nghề nghiệp thể hiện trình độ tay nghề của sinh viên sau khi ra trường. Hiện nay, năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành sư phạm mầm non không chỉ thể hiện ở khả năng dạy học mà bao gồm cả các kĩ năng mềm mà sinh viên được bồi dưỡng và tự rèn luyện trong quá trình học ở trường sư phạm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả việc rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm mầm non trường CĐSP Lào Cai đáp ứng yêu cầu của thực tiễn tôi xin đề xuất một số biện pháp sau:

Trước hết cần xác định rõ các năng lực nghề nghiệp cần hình thành cho sinh viên ngành sư phạm mầm non. Trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và nhu cầu thực tế của các trường mầm non, chúng tôi xác định các năng lực cần hình thành cho sinh viên: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội.

Như vậy, năng lực nghề nghiệp có thể được hiểu là tổ hợp những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để thực hiện thành công các công việc chuyên môn của nghề giáo viên mầm non theo những tiêu chuẩn, tiêu chí đặt ra đối với từng công việc đó. Năng lực nghề nghiệp được phát triển trong suốt cả cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của giáo viên, trong đó giai đoạn đào tạo ban đầu ở các trường sư phạm giữ vai trò nền tảng.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Thứ hai, cần tăng cường rèn nghề cho sinh viên trong quá trình giảng dạy. Coi rèn nghề là một trong những biện pháp quan trọng trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Nhiệm vụ đầu tiên các giảng viên cần chú trọng là lồng ghép phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên khi dạy học các môn học trong chương trình. Đối với các giảng viên dạy những môn kiến thức cơ sở như: Tâm lí học, giáo dục học đại cương, âm nhạc, tạo hình trong quá trình dạy học cần liên hệ với chương trình mầm non để sinh viên có điều kiện được tiếp cận với những điều liên quan đến dạy học ở mầm non ngay từ năm thứ nhất.

Đối với giảng viên dạy các môn phương pháp: Vấn đề phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sẽ được lồng ghép trong từng nội dung kiến thức. Chẳng hạn, giao cho sinh viên tự thiết kế bài giảng, tổ chức trích đoạn tiết dạy để góp ý, tranh luận…

Thứ ba, cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường sư phạm với trường mầm non trên địa bàn. Trường sư phạm cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với các trường mầm non, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên xuống các trường thực hành, kiến tập, thường xuyên tiếp xúc với các công việc giáo viên ở trường mầm non và tiếp xúc với trẻ. Và hiệu quả đào tạo ở các trường sư phạm sẽ được nâng cao khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa trường mầm non với trường sư phạm trong việc hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động thực hành của SV

Thứ tư, cần tổ chức cho sinh viên được đi trải nghiệm thực tế tại các trường mầm non ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, tiếp xúc với các tình huống thực tế giúp các em chủ động khi được phân công đến công tác tại những trường mầm non ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, tránh sự ngỡ ngàng, lúng túng khi đối diện với thực tế.

Thứ năm, cần đổi mới cách kiểm tra và đánh giá: việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng cụ thể của từng kĩ năng công việc có thể quan sát được theo năng lực thực hiện. Các tiêu chí này phải được xây dựng trên kết quả đạt được chuẩn đầu ra; Các phiếu đánh giá phải được thiết kế trình bày đơn giản và khoa học, phải đánh giá được mức độ hoàn thành và mức độ năng lực của mỗi sinh viên sau khi học xong. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phải được công bố trước khi thực hiện để sinh viên định hướng cùng với mục tiêu bài học.

Để rèn năng lực nghề nghiệp sinh viên cần có sự nỗ lực học nghề, giảng viên phối hợp tích cực rèn nghề cho sinh viên, cùng với sự phối hợp của các cơ sở giáo dục Mầm non, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về khả năng làm việc ngày càng cao của xã hội đối với GVMN./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hồ Lam Hồng- Giáo trình nghề giáo viên mầm non- NXB Giáo dục, năm 2009
2. Trịnh Xuân Thu (2011),”Thực trạng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngành SPKT và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo”
3. TS. Trần Thị Thanh Hồng- ThS. Điêu Thị Tú Uyên- Biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, trường Đại học Tây Bắc.

Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

Gửi vào: 14:04 16/01/2017

 

ThS. Nguyễn Thị Hương Giang
Giảng viên khoa Tiểu học – Mầm non
 

Giáo viên mầm non là một nghề đặc biệt trong các nghề của xã hội, trong đó đòi hỏi người giáo viên phải có một số năng lực nghề nghiệp cần thiết: Có hiểu biết sâu về đối tượng giáo dục, có hiểu biết sâu về khoa học giáo dục mầm non, năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục trẻ em, năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục, năng lực nhận thức…. Năng lực nghề nghiệp thể hiện trình độ tay nghề của sinh viên sau khi ra trường. Hiện nay, năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành sư phạm mầm non không chỉ thể hiện ở khả năng dạy học mà bao gồm cả các kĩ năng mềm mà sinh viên được bồi dưỡng và tự rèn luyện trong quá trình học ở trường sư phạm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả việc rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm mầm non trường CĐSP Lào Cai đáp ứng yêu cầu của thực tiễn tôi xin đề xuất một số biện pháp sau:

Trước hết cần xác định rõ các năng lực nghề nghiệp cần hình thành cho sinh viên ngành sư phạm mầm non. Trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và nhu cầu thực tế của các trường mầm non, chúng tôi xác định các năng lực cần hình thành cho sinh viên: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội.

Như vậy, năng lực nghề nghiệp có thể được hiểu là tổ hợp những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để thực hiện thành công các công việc chuyên môn của nghề giáo viên mầm non theo những tiêu chuẩn, tiêu chí đặt ra đối với từng công việc đó. Năng lực nghề nghiệp được phát triển trong suốt cả cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của giáo viên, trong đó giai đoạn đào tạo ban đầu ở các trường sư phạm giữ vai trò nền tảng.

Thứ hai, cần tăng cường rèn nghề cho sinh viên trong quá trình giảng dạy. Coi rèn nghề là một trong những biện pháp quan trọng trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Nhiệm vụ đầu tiên các giảng viên cần chú trọng là lồng ghép phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên khi dạy học các môn học trong chương trình. Đối với các giảng viên dạy những môn kiến thức cơ sở như: Tâm lí học, giáo dục học đại cương, âm nhạc, tạo hình trong quá trình dạy học cần liên hệ với chương trình mầm non để sinh viên có điều kiện được tiếp cận với những điều liên quan đến dạy học ở mầm non ngay từ năm thứ nhất.

Đối với giảng viên dạy các môn phương pháp: Vấn đề phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sẽ được lồng ghép trong từng nội dung kiến thức. Chẳng hạn, giao cho sinh viên tự thiết kế bài giảng, tổ chức trích đoạn tiết dạy để góp ý, tranh luận…

Thứ ba, cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường sư phạm với trường mầm non trên địa bàn. Trường sư phạm cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với các trường mầm non, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên xuống các trường thực hành, kiến tập, thường xuyên tiếp xúc với các công việc giáo viên ở trường mầm non và tiếp xúc với trẻ. Và hiệu quả đào tạo ở các trường sư phạm sẽ được nâng cao khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa trường mầm non với trường sư phạm trong việc hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động thực hành của SV

Thứ tư, cần tổ chức cho sinh viên được đi trải nghiệm thực tế tại các trường mầm non ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, tiếp xúc với các tình huống thực tế giúp các em chủ động khi được phân công đến công tác tại những trường mầm non ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, tránh sự ngỡ ngàng, lúng túng khi đối diện với thực tế.

Thứ năm, cần đổi mới cách kiểm tra và đánh giá: việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng cụ thể của từng kĩ năng công việc có thể quan sát được theo năng lực thực hiện. Các tiêu chí này phải được xây dựng trên kết quả đạt được chuẩn đầu ra; Các phiếu đánh giá phải được thiết kế trình bày đơn giản và khoa học, phải đánh giá được mức độ hoàn thành và mức độ năng lực của mỗi sinh viên sau khi học xong. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phải được công bố trước khi thực hiện để sinh viên định hướng cùng với mục tiêu bài học.

Để rèn năng lực nghề nghiệp sinh viên cần có sự nỗ lực học nghề, giảng viên phối hợp tích cực rèn nghề cho sinh viên, cùng với sự phối hợp của các cơ sở giáo dục Mầm non, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về khả năng làm việc ngày càng cao của xã hội đối với GVMN./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hồ Lam Hồng- Giáo trình nghề giáo viên mầm non- NXB Giáo dục, năm 2009
2. Trịnh Xuân Thu (2011),”Thực trạng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngành SPKT và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo”
3. TS. Trần Thị Thanh Hồng- ThS. Điêu Thị Tú Uyên- Biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, trường Đại học Tây Bắc.


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
  • MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
  • ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
Các bài đã đăng
  • Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ (21/12)
  • Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chính trị cho người học, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường (20/12)
  • Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai (21/10)
  • Phát triển vốn từ vựng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số thông qua sáng tác truyện, làm cây từ vựng, vẽ tranh khổ lớn (20/10)
  • Sử dụng “Broad Games” trong dạy kỹ năng nói tiếng Anh nhằm phát triển năng lực người học (29/09)
  • Sự chuyển di tiêu cực từ tiếng Mông sang tiếng Việt của học sinh tiểu học dân tộc Mông ở Lào Cai – Biện pháp khắc phục (28/09)
  • Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực (26/09)
  • Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn (26/09)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin