Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ

 

CN. Mạc Thị Mai – Khoa Tự nhiên

1. Giới thiệu

Đào tạo theo học chế tín chỉ là một loại hình quản lý đào tạo có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả cao. Trường CĐSP Lào Cai đã bắt đầu áp dụng học chế tín chỉ từ năm 2010. Đến nay, sau gần 6 năm thực hiện, học chế tín chỉ đã đi vào nề nếp: chương trình đào tạo đã được điều chỉnh phù hợp; quy trình quản lý và các quy định liên quan đã được xây dựng hoàn thiện hơn. Phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên cũng được thích ứng dần với phương pháp đào tạo mới này.

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, cố vấn học tập (CVHT) là người có vai trò quan trọng đến sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Nhiệm vụ của CVHT là tư vấn về học tập, nghiên cứu khoa học và việc làm cho sinh viên. Tuy nhiên, nhiều giảng viên đang “quá tải” về công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và lại kiêm thêm nhiệm vụ CVHT để hướng dẫn về thủ tục hành chính, về sinh hoạt văn – thể – mĩ,… Do đó, chất lượng công tác CVHT còn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vậy, cần làm gì để nâng cao vai trò của CVHT trong đào tạo tín chỉ là việc làm cần thiết cho trường CĐSP Lào Cai nói riêng và cho hệ thống đào tạo tín chỉ nói chung.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

2. Hiện trạng

Cố vấn học tập là một khái niệm mới xuất hiện trong đào tạo theo học chế tín chỉ, đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và quản lý sinh viên trong đào tạo tín chỉ. Với vai trò cố vấn, các CVHT là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập của sinh viên, giúp cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào tạo, nhận thức chính xác các khái niệm của quy chế, hiểu được quy chế, chương trình đào tạo, phương pháp học tập từ đó lập được chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện về trình độ, vật chất, hoàn cảnh cá nhân và tự tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn xuất hiện khi mới từ gia đình vào môi trường xã hội và các trường đại học, cao đẳng.

Hiện có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiệu quả công tác CVHT chưa cao như: không đủ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện riêng biệt hai mảng công tác là CVHT và chủ nhiệm lớp; công tác CVHT còn khá mới mẻ đối với các trường đại học, cao đẳng ở nước ta,… Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các trường chưa đánh giá đúng vai trò, chức năng và nhiệm vụ của CVHT.

Trước tiên cần phải khẳng định rằng CVHT có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi CVHT là một nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường – sinh viên – thị trường lao động; là một chuyên gia tư vấn về học tập, định hướng chuyên ngành và việc làm cho sinh viên, đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập. CVHT được xem là một bộ phận không thể tách rời và đảm bảo cho “cỗ máy” học chế tín chỉ vận hành hiệu quả, thông suốt.

CVHT phải nắm vững niên giám, sức học của sinh viên, tư vấn cho sinh viên biết cách đăng ký lịch học, nghiên cứu đăng ký lịch học của sinh viên và duyệt đăng ký lịch học của sinh viên, ký vào đăng ký lịch học và chịu trách nhiệm về tính hợp lý của đăng ký.

Vai trò của cố vấn học tập là cực kỳ quan trọng, mỗi lớp phải có một cố vấn học tập. Nếu cố vấn học tập có trách nhiệm, có trình độ tư vấn đúng sức học của sinh viên thì sinh viên sẽ đăng ký được lịch học vừa với trình độ nhận thức, học tới đâu được tới đó, không bị rơi vào điểm F, hạn chế việc sinh viên phải bị cảnh cáo học vụ. Đây là vấn đề một số trường đại học cao đẳng đã bị vấp khi bước vào đào tạo theo tín chỉ.

Qua hoạt động cố vấn cho các lớp sinh viên, CVHT nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình, khó khăn, ước vọng của từng sinh viên để từ đó có những đề xuất với nhà trường các biện pháp hỗ trợ cho các sinh viên khó khăn cũng như biện pháp quản lý đối với sinh viên bị chi phối bởi các vấn đề phức tạp của xã hội.

Trong thời gian qua trường CĐSP Lào Cai đã bước vào đào tạo theo tín chỉ, những việc CVHT đã làm được để giúp đỡ sinh viên là:

+ Trao đổi và hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo của khoá – ngành và cách lựa chọn học phần tự chọn.

+ Hướng dẫn cho sinh viên về cách đăng ký học phần cho từng học kỳ, đăng ký lịch học, tư vấn cho sinh viên nên chọn học phần tự chọn nào là phù hợp với chuyên ngành, định hướng nghề nghiệp mà mình đang học.

+ Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên vào cuối kỳ. Nhắc nhở sinh viên khi kết quả học tập của họ bị giảm sút, tư vấn cho các kì học tiếp theo.

Song vì hoạt động của CVHT còn mới mẻ nên hoạt động còn thiếu tính đồng bộ, chưa đạt được yêu cầu mong muốn, như: chưa tổ chức thường xuyên sinh hoạt định kỳ đối với các lớp sinh viên, việc sinh hoạt định kỳ chưa có nội dung phong phú, các tiếp xúc tư vấn nhiều khi mang tính tự phát trực tiếp hoặc qua trao đổi qua điện thoại nên hiệu quả chưa cao.

Có những cố vấn học tập “lăn lộn” với sinh viên, giải quyết rất nhiều việc trong quá trình học tập của sinh viên, thường xuyên phản ánh lại thực tế để cố vấn lại với nhà trường trong việc quản lý và điều hành chương trình đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không phải tất cả các CVHT đã làm tốt nhiệm vụ của mình, còn có CVHT còn chưa nắm vững hết quy chế đào tạo của nhà trường. Có CVHT chỉ liên hệ với sinh viên qua điện thoại hoặc email nên rất khó nắm được tâm tư nguyện vọng của sinh viên.

Mặt khác khái niệm về CVHT với các sinh viên là một khái niệm rất trừu tượng, và dường như còn rất xa lạ đối với sinh viên nên nhiều sinh viên mặc dù có nhiều ý kiến thắc mắc, nhiều điều không biết nhưng không biết hỏi ai. Nhiều sinh viên hiện nay thậm chí còn không biết thực chất ngành mà mình đang học sau này ra trường sẽ làm gì, dường như học chỉ để học thôi chứ không xác định được nghề nghiệp tương lai của mình, mất phương hướng học tập.

Những quy định, ràng buộc về điểm số cần đạt trong mỗi học kỳ của mỗi năm học cũng như điều kiện để học theo hình thức tín chỉ tuy đã được CVHT hướng dẫn nhưng vẫn chưa rõ ràng, cụ thể nên đã có những trường hợp đáng tiếc xẩy ra.

3. Giải pháp

Về phía nhà trường, cấp khoa và bộ môn:

+ CVHT cần phải là người có ít nhất 3 năm kinh nghiệm giảng dạy để giúp đỡ sinh viên và phải nắm vững được chương trình đào tạo, quy trình đào tạo.

+ Hạn chế thay đổi CVHT sau mỗi năm học. Việc theo sinh viên suốt khoá học tạo điều kiện cho CVHT nắm vững tình trạng học tập của lớp, sức học và tâm lý của sinh viên.

+ Nên có thêm các cuộc hội thảo bồi dưỡng kỹ năng cố vấn, giải quyết vấn đề liên quan công tác chủ nhiệm cho lực lượng giảng viên trẻ, nòng cốt.

+ Phòng Đào tạo nên tổ chức buổi cập nhật hoá các qui chế, qui định mới bên cạnh hình thức thông báo qua thư điện tử để CVHT hiểu chính xác yêu cầu quản lý của nhà trường và có thêm cơ hội giao lưu, chia sẻ thông tin giữa các cố vấn.

+ Phòng Thanh tra có thể xây dựng bộ câu hỏi khảo sát ý kiến sinh viên về công tác quản lý của CVHT.

+ Bên cạnh đó nhà trường nên tổ chức các hội thi nghiệp vụ CVHT nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của CVHT và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí công tác CVHT, nâng cao nhận thức của giảng viên, sinh viên về vai trò của CVHT trong hoạt động đào tạo và biểu dương các điển hình cố vấn học tập tiêu biểu; góp phần xây dựng các giải pháp để đổi mới mô hình công tác CVHT của nhà trường.

+ Những danh hiệu và thành tích mà tập thể lớp đạt có không it những đóng góp thầm lặng của CVHT, vì vậy việc bình xét, khen thưởng CVHT sẽ tạo niềm tin là nhà trường đánh giá cao vai trò CVHT và khuyến khích họ phát huy khả năng lãnh đạo sinh viên và hoàn thành nhiệm vụ.

+ Đôi khi giảng viên quá tải với việc giảng dạy và công tác chủ nhiệm nên bộ môn cần căn cứ vào yêu cầu công tác của Nhà trường để bố trí thời gian, tạo điều kiện cho hoạt động của CVHT đạt hiểu quả.

+ Phòng công tác sinh viên, ban chấp hành Đoàn qua những đợt sinh hoạt cần có nội dung sinh hoạt cụ thể phong phú để hỗ trợ cho CVHT trong những công tác quản lý.

+ Để phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của CVHT, trường cần thiết phải xây dựng quy trình công tác CVHT một cách khoa học, đồng thời phải tổ chức lại công tác chủ nhiệm lớp, tách biệt với công tác CVHT. Đặc biệt tăng cường vai trò của phòng Công tác sinh viên trong việc tư vấn cho sinh viên về các thủ tục hành chính, các vấn đề về đời sống học đường… thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn qua email đồng thời công khai hóa một cách đầy đủ các thủ tục liên quan đến sinh viên và hướng dẫn chi tiết trên website để sinh viên dễ dàng thực hiện nhằm giảm bớt nhiệm vụ cho giảng viên chủ nhiệm lớp.

Về phía các giảng viên với vai trò CVHT:

+ CVHT nên quan tâm và dành thời gian nhiều hơn nữa để giải đáp và tư vấn kịp thời đối với những nhu cầu của sinh viên.

+ Hàng tháng CVHT nên làm việc với Ban cán sự lớp, thường xuyên tổ chức các buổi họp lớp để sinh hoạt với lớp các nội dung theo quy định của nhà trường, để nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động của lớp, đưa ra phương hướng giải quyết, phổ biến những kế hoạch phải thực hiện trong thời gian sắp tới, đồng thời qua đó giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp trong tương lai, giúp sinh viên đề ra mục tiêu cho tương lai, tư vấn cho sinh viên biết hiện tại mình nên làm gì và cần phải cố gắng đạt được cái gì, định hướng để sinh viên phấn đấu học tập tốt hơn… Trao đổi và góp ý kiến về các vấn đề nghề nghiệp như: đặc tính nghề nghiệp, tình trạng môi trường làm việc, thị trường làm việc…

+ CVHT nên thông qua tình hình, kết quả học tập của sinh viên để tư vấn, hướng dẫn cho sinh viên trong việc đăng ký, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với năng lực và hoàn cảnh, tránh để tình trạng do không nắm rõ thông tin mà nhiều sinh viên đã đăng ký khối lượng học tập quá nhiều với sức học của mình đến khi không đảm bảo yêu cầu kết quả học tập bị buộc thôi học lúc đó thì đã quá muộn.

+ CVHT cần nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình đào tạo, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định, nội quy của trường về học tập, rèn luyện và công tác sinh viên của trường; thường xuyên cập nhật những thay đổi, bổ sung trong quy chế, quy định, nội quy để có thể tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.

+ Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khoá do các tổ chức đoàn thể và nhà trường tổ chức nhằm giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống cho sinh viên.

+ Có một số biện pháp hỗ trợ đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn phải đi làm thêm không có thời gian tự học nhiều: như tư vấn việc đăng ký khối lượng học tập cho phù hợp, đề xuất nhà trường có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

+ Tăng cường thêm các buổi gặp gỡ giữa CVHT và sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi hơn để giải đáp các thắc mắc của sinh viên.

+ Có thể đưa ra những khoảng thời gian rảnh để sinh viên có thể gặp ngoài giờ khi có những thắc mắc hay việc cần hỏi ý kiến CVHT nếu Cố vấn không có thời gian gặp trực tiếp trên lớp.

Song song đó, sinh viên phải đến gặp để trao đổi ý kiến với CVHT của mình khi gặp các vướng mắc trong học tập hay trong cuộc sống riêng tư, phải tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt lớp do CVHT tổ chức, phải chú ý lắng nghe hướng dẫn và nhắc nhở của CVHT của mình. Có như thế thì công tác CVHT mới đạt hiệu quả cao.

4. Kết luận

Tóm lại, nhiệm vụ trọng tâm của CVHT là nắm chắc các quy chế, quy định, chương trình và kế hoạch đào tạo của trường, của khoa cũng như yêu cầu và nhiệm vụ học tập của sinh viên. Vai trò cố vấn học tập cực kỳ quan trọng trong hệ thống học tập theo tín chỉ. Cố vấn không chỉ là người hướng dẫn sinh viên đăng ký các học phần, lập kế hoạch học tập mà CVHT còn phải hướng dẫn sinh viên về phương pháp học, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề và hướng dẫn thêm cho sinh viên về phương pháp tự học, các kỹ năng sống…vai trò của cố vấn học tập góp phần không nhỏ trong việc giúp sinh viên thực hiện và hoàn thành chương trình học của mình theo phương pháp hữu hiệu nhất, phát huy tính năng động, tự chủ trong học tập, làm tiền đề vững chắc trong công tác, trong nghề nghiệp tương lai.

Tài liệu tham khảo:

[1]. Vai trò của GV cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Thạc sĩ Trần Văn Hùng – Đại học Duy Tân) http://www.webtuyensinh.vn/giao-duckhuyen-hoc/suy-ngam-trai-nghiem/vai-tro-cua-gv-co-van-hoc-tap-trong-dao-taotheo-hoc-che-tin-chi.html.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007.
[3] . Quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ của trường CĐSP Lào Cai.
[4] .Quy chế công tác cố vấn học tập cho sinh viên cao đẳng hệ chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường CĐSP Lào Cai.

Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ

Gửi vào: 16:08 21/12/2016

 

CN. Mạc Thị Mai – Khoa Tự nhiên

1. Giới thiệu

Đào tạo theo học chế tín chỉ là một loại hình quản lý đào tạo có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả cao. Trường CĐSP Lào Cai đã bắt đầu áp dụng học chế tín chỉ từ năm 2010. Đến nay, sau gần 6 năm thực hiện, học chế tín chỉ đã đi vào nề nếp: chương trình đào tạo đã được điều chỉnh phù hợp; quy trình quản lý và các quy định liên quan đã được xây dựng hoàn thiện hơn. Phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên cũng được thích ứng dần với phương pháp đào tạo mới này.

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, cố vấn học tập (CVHT) là người có vai trò quan trọng đến sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Nhiệm vụ của CVHT là tư vấn về học tập, nghiên cứu khoa học và việc làm cho sinh viên. Tuy nhiên, nhiều giảng viên đang “quá tải” về công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và lại kiêm thêm nhiệm vụ CVHT để hướng dẫn về thủ tục hành chính, về sinh hoạt văn – thể – mĩ,… Do đó, chất lượng công tác CVHT còn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vậy, cần làm gì để nâng cao vai trò của CVHT trong đào tạo tín chỉ là việc làm cần thiết cho trường CĐSP Lào Cai nói riêng và cho hệ thống đào tạo tín chỉ nói chung.

2. Hiện trạng

Cố vấn học tập là một khái niệm mới xuất hiện trong đào tạo theo học chế tín chỉ, đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và quản lý sinh viên trong đào tạo tín chỉ. Với vai trò cố vấn, các CVHT là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập của sinh viên, giúp cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào tạo, nhận thức chính xác các khái niệm của quy chế, hiểu được quy chế, chương trình đào tạo, phương pháp học tập từ đó lập được chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện về trình độ, vật chất, hoàn cảnh cá nhân và tự tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn xuất hiện khi mới từ gia đình vào môi trường xã hội và các trường đại học, cao đẳng.

Hiện có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiệu quả công tác CVHT chưa cao như: không đủ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện riêng biệt hai mảng công tác là CVHT và chủ nhiệm lớp; công tác CVHT còn khá mới mẻ đối với các trường đại học, cao đẳng ở nước ta,… Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các trường chưa đánh giá đúng vai trò, chức năng và nhiệm vụ của CVHT.

Trước tiên cần phải khẳng định rằng CVHT có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi CVHT là một nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường – sinh viên – thị trường lao động; là một chuyên gia tư vấn về học tập, định hướng chuyên ngành và việc làm cho sinh viên, đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập. CVHT được xem là một bộ phận không thể tách rời và đảm bảo cho “cỗ máy” học chế tín chỉ vận hành hiệu quả, thông suốt.

CVHT phải nắm vững niên giám, sức học của sinh viên, tư vấn cho sinh viên biết cách đăng ký lịch học, nghiên cứu đăng ký lịch học của sinh viên và duyệt đăng ký lịch học của sinh viên, ký vào đăng ký lịch học và chịu trách nhiệm về tính hợp lý của đăng ký.

Vai trò của cố vấn học tập là cực kỳ quan trọng, mỗi lớp phải có một cố vấn học tập. Nếu cố vấn học tập có trách nhiệm, có trình độ tư vấn đúng sức học của sinh viên thì sinh viên sẽ đăng ký được lịch học vừa với trình độ nhận thức, học tới đâu được tới đó, không bị rơi vào điểm F, hạn chế việc sinh viên phải bị cảnh cáo học vụ. Đây là vấn đề một số trường đại học cao đẳng đã bị vấp khi bước vào đào tạo theo tín chỉ.

Qua hoạt động cố vấn cho các lớp sinh viên, CVHT nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình, khó khăn, ước vọng của từng sinh viên để từ đó có những đề xuất với nhà trường các biện pháp hỗ trợ cho các sinh viên khó khăn cũng như biện pháp quản lý đối với sinh viên bị chi phối bởi các vấn đề phức tạp của xã hội.

Trong thời gian qua trường CĐSP Lào Cai đã bước vào đào tạo theo tín chỉ, những việc CVHT đã làm được để giúp đỡ sinh viên là:

+ Trao đổi và hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo của khoá – ngành và cách lựa chọn học phần tự chọn.

+ Hướng dẫn cho sinh viên về cách đăng ký học phần cho từng học kỳ, đăng ký lịch học, tư vấn cho sinh viên nên chọn học phần tự chọn nào là phù hợp với chuyên ngành, định hướng nghề nghiệp mà mình đang học.

+ Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên vào cuối kỳ. Nhắc nhở sinh viên khi kết quả học tập của họ bị giảm sút, tư vấn cho các kì học tiếp theo.

Song vì hoạt động của CVHT còn mới mẻ nên hoạt động còn thiếu tính đồng bộ, chưa đạt được yêu cầu mong muốn, như: chưa tổ chức thường xuyên sinh hoạt định kỳ đối với các lớp sinh viên, việc sinh hoạt định kỳ chưa có nội dung phong phú, các tiếp xúc tư vấn nhiều khi mang tính tự phát trực tiếp hoặc qua trao đổi qua điện thoại nên hiệu quả chưa cao.

Có những cố vấn học tập “lăn lộn” với sinh viên, giải quyết rất nhiều việc trong quá trình học tập của sinh viên, thường xuyên phản ánh lại thực tế để cố vấn lại với nhà trường trong việc quản lý và điều hành chương trình đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không phải tất cả các CVHT đã làm tốt nhiệm vụ của mình, còn có CVHT còn chưa nắm vững hết quy chế đào tạo của nhà trường. Có CVHT chỉ liên hệ với sinh viên qua điện thoại hoặc email nên rất khó nắm được tâm tư nguyện vọng của sinh viên.

Mặt khác khái niệm về CVHT với các sinh viên là một khái niệm rất trừu tượng, và dường như còn rất xa lạ đối với sinh viên nên nhiều sinh viên mặc dù có nhiều ý kiến thắc mắc, nhiều điều không biết nhưng không biết hỏi ai. Nhiều sinh viên hiện nay thậm chí còn không biết thực chất ngành mà mình đang học sau này ra trường sẽ làm gì, dường như học chỉ để học thôi chứ không xác định được nghề nghiệp tương lai của mình, mất phương hướng học tập.

Những quy định, ràng buộc về điểm số cần đạt trong mỗi học kỳ của mỗi năm học cũng như điều kiện để học theo hình thức tín chỉ tuy đã được CVHT hướng dẫn nhưng vẫn chưa rõ ràng, cụ thể nên đã có những trường hợp đáng tiếc xẩy ra.

3. Giải pháp

Về phía nhà trường, cấp khoa và bộ môn:

+ CVHT cần phải là người có ít nhất 3 năm kinh nghiệm giảng dạy để giúp đỡ sinh viên và phải nắm vững được chương trình đào tạo, quy trình đào tạo.

+ Hạn chế thay đổi CVHT sau mỗi năm học. Việc theo sinh viên suốt khoá học tạo điều kiện cho CVHT nắm vững tình trạng học tập của lớp, sức học và tâm lý của sinh viên.

+ Nên có thêm các cuộc hội thảo bồi dưỡng kỹ năng cố vấn, giải quyết vấn đề liên quan công tác chủ nhiệm cho lực lượng giảng viên trẻ, nòng cốt.

+ Phòng Đào tạo nên tổ chức buổi cập nhật hoá các qui chế, qui định mới bên cạnh hình thức thông báo qua thư điện tử để CVHT hiểu chính xác yêu cầu quản lý của nhà trường và có thêm cơ hội giao lưu, chia sẻ thông tin giữa các cố vấn.

+ Phòng Thanh tra có thể xây dựng bộ câu hỏi khảo sát ý kiến sinh viên về công tác quản lý của CVHT.

+ Bên cạnh đó nhà trường nên tổ chức các hội thi nghiệp vụ CVHT nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của CVHT và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí công tác CVHT, nâng cao nhận thức của giảng viên, sinh viên về vai trò của CVHT trong hoạt động đào tạo và biểu dương các điển hình cố vấn học tập tiêu biểu; góp phần xây dựng các giải pháp để đổi mới mô hình công tác CVHT của nhà trường.

+ Những danh hiệu và thành tích mà tập thể lớp đạt có không it những đóng góp thầm lặng của CVHT, vì vậy việc bình xét, khen thưởng CVHT sẽ tạo niềm tin là nhà trường đánh giá cao vai trò CVHT và khuyến khích họ phát huy khả năng lãnh đạo sinh viên và hoàn thành nhiệm vụ.

+ Đôi khi giảng viên quá tải với việc giảng dạy và công tác chủ nhiệm nên bộ môn cần căn cứ vào yêu cầu công tác của Nhà trường để bố trí thời gian, tạo điều kiện cho hoạt động của CVHT đạt hiểu quả.

+ Phòng công tác sinh viên, ban chấp hành Đoàn qua những đợt sinh hoạt cần có nội dung sinh hoạt cụ thể phong phú để hỗ trợ cho CVHT trong những công tác quản lý.

+ Để phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của CVHT, trường cần thiết phải xây dựng quy trình công tác CVHT một cách khoa học, đồng thời phải tổ chức lại công tác chủ nhiệm lớp, tách biệt với công tác CVHT. Đặc biệt tăng cường vai trò của phòng Công tác sinh viên trong việc tư vấn cho sinh viên về các thủ tục hành chính, các vấn đề về đời sống học đường… thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn qua email đồng thời công khai hóa một cách đầy đủ các thủ tục liên quan đến sinh viên và hướng dẫn chi tiết trên website để sinh viên dễ dàng thực hiện nhằm giảm bớt nhiệm vụ cho giảng viên chủ nhiệm lớp.

Về phía các giảng viên với vai trò CVHT:

+ CVHT nên quan tâm và dành thời gian nhiều hơn nữa để giải đáp và tư vấn kịp thời đối với những nhu cầu của sinh viên.

+ Hàng tháng CVHT nên làm việc với Ban cán sự lớp, thường xuyên tổ chức các buổi họp lớp để sinh hoạt với lớp các nội dung theo quy định của nhà trường, để nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động của lớp, đưa ra phương hướng giải quyết, phổ biến những kế hoạch phải thực hiện trong thời gian sắp tới, đồng thời qua đó giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp trong tương lai, giúp sinh viên đề ra mục tiêu cho tương lai, tư vấn cho sinh viên biết hiện tại mình nên làm gì và cần phải cố gắng đạt được cái gì, định hướng để sinh viên phấn đấu học tập tốt hơn… Trao đổi và góp ý kiến về các vấn đề nghề nghiệp như: đặc tính nghề nghiệp, tình trạng môi trường làm việc, thị trường làm việc…

+ CVHT nên thông qua tình hình, kết quả học tập của sinh viên để tư vấn, hướng dẫn cho sinh viên trong việc đăng ký, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với năng lực và hoàn cảnh, tránh để tình trạng do không nắm rõ thông tin mà nhiều sinh viên đã đăng ký khối lượng học tập quá nhiều với sức học của mình đến khi không đảm bảo yêu cầu kết quả học tập bị buộc thôi học lúc đó thì đã quá muộn.

+ CVHT cần nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình đào tạo, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định, nội quy của trường về học tập, rèn luyện và công tác sinh viên của trường; thường xuyên cập nhật những thay đổi, bổ sung trong quy chế, quy định, nội quy để có thể tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.

+ Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khoá do các tổ chức đoàn thể và nhà trường tổ chức nhằm giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống cho sinh viên.

+ Có một số biện pháp hỗ trợ đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn phải đi làm thêm không có thời gian tự học nhiều: như tư vấn việc đăng ký khối lượng học tập cho phù hợp, đề xuất nhà trường có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

+ Tăng cường thêm các buổi gặp gỡ giữa CVHT và sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi hơn để giải đáp các thắc mắc của sinh viên.

+ Có thể đưa ra những khoảng thời gian rảnh để sinh viên có thể gặp ngoài giờ khi có những thắc mắc hay việc cần hỏi ý kiến CVHT nếu Cố vấn không có thời gian gặp trực tiếp trên lớp.

Song song đó, sinh viên phải đến gặp để trao đổi ý kiến với CVHT của mình khi gặp các vướng mắc trong học tập hay trong cuộc sống riêng tư, phải tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt lớp do CVHT tổ chức, phải chú ý lắng nghe hướng dẫn và nhắc nhở của CVHT của mình. Có như thế thì công tác CVHT mới đạt hiệu quả cao.

4. Kết luận

Tóm lại, nhiệm vụ trọng tâm của CVHT là nắm chắc các quy chế, quy định, chương trình và kế hoạch đào tạo của trường, của khoa cũng như yêu cầu và nhiệm vụ học tập của sinh viên. Vai trò cố vấn học tập cực kỳ quan trọng trong hệ thống học tập theo tín chỉ. Cố vấn không chỉ là người hướng dẫn sinh viên đăng ký các học phần, lập kế hoạch học tập mà CVHT còn phải hướng dẫn sinh viên về phương pháp học, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề và hướng dẫn thêm cho sinh viên về phương pháp tự học, các kỹ năng sống…vai trò của cố vấn học tập góp phần không nhỏ trong việc giúp sinh viên thực hiện và hoàn thành chương trình học của mình theo phương pháp hữu hiệu nhất, phát huy tính năng động, tự chủ trong học tập, làm tiền đề vững chắc trong công tác, trong nghề nghiệp tương lai.

Tài liệu tham khảo:

[1]. Vai trò của GV cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Thạc sĩ Trần Văn Hùng – Đại học Duy Tân) http://www.webtuyensinh.vn/giao-duckhuyen-hoc/suy-ngam-trai-nghiem/vai-tro-cua-gv-co-van-hoc-tap-trong-dao-taotheo-hoc-che-tin-chi.html.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007.
[3] . Quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ của trường CĐSP Lào Cai.
[4] .Quy chế công tác cố vấn học tập cho sinh viên cao đẳng hệ chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường CĐSP Lào Cai.


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
  • MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
  • ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
Các bài đã đăng
  • Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chính trị cho người học, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường (20/12)
  • Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai (21/10)
  • Phát triển vốn từ vựng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số thông qua sáng tác truyện, làm cây từ vựng, vẽ tranh khổ lớn (20/10)
  • Sử dụng “Broad Games” trong dạy kỹ năng nói tiếng Anh nhằm phát triển năng lực người học (29/09)
  • Sự chuyển di tiêu cực từ tiếng Mông sang tiếng Việt của học sinh tiểu học dân tộc Mông ở Lào Cai – Biện pháp khắc phục (28/09)
  • Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực (26/09)
  • Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn (26/09)
  • Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt (20/09)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin