Sử dụng “Broad Games” trong dạy kỹ năng nói tiếng Anh nhằm phát triển năng lực người học

Khoa Ngoại ngữ – Tin học 

Về khái niệm, ‘board games’ truyền thống được hiểu là những loại trò chơi trí tuệ mà người chơi sử dụng một cái bảng (ô vuông hoặc hình chữ nhật), và di chuyển các “quân” trên bảng đó theo một hệ thống các quy luật để tranh đấu với nhau. Theo thời gian, khái niệm này đã được mở rộng dần, dẫn tới bao quát rất nhiều loại trò chơi trí tuệ khác nhau. Sử dụng ‘board games’ trong giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là giảng dạy kỹ năng nói, giúp thay đổi không khí trong tiết học, làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. Việc chơi trò chơi theo nhóm từ 3 đến 4 sinh viên cũng giúp tăng cơ hội thực hành ngôn ngữ cho người học đối với những lớp học đông. Sử dụng ‘board games’ trong dạy kỹ năng nói tiếng Anh là một trong những giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu hai ‘board games’ nằm trong bộ tài liệu “Activate: Games for Learning American English” do Văn phòng Giáo dục và Văn hoá – Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xuất bản.

BOARD GAME 1: USE A WORD

Use a word là một trò chơi giúp người học vận dụng từ vựng tiếng Anh một cách sáng tạo trong câu. Trước khi bắt đầu trò chơi, giáo viên có thể giúp người học ôn tập lại các từ vựng khó và yêu cầu người học đặt một vài câu làm ví dụ.

 

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Cách chơi:

1. Chia sinh viên (người chơi) thành nhóm 3-4 người. Mỗi người chơi dùng một vật dụng nhỏ (nắp bút, cục tẩy…) để làm quân di chuyển trên bảng trò chơi.

2. Chỉ định người chơi đầu tiên và thứ tự người chơi (theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ)

3. Mỗi người chơi tung xúc xắc theo thứ tự

4. Khi đến lượt mình, người chơi di chuyển quân đến ô tương ứng với số tung được trên xúc xắc.

5. Người chơi sử dụng từ được in trên ô đó để đặt câu. Câu được đặt phải đúng ngữ pháp và có nghĩa.

6. Người chơi không được lặp lại câu đã được đặt bởi người chơi khác.

7. Nếu người chơi di chuyển vào ô “Go back to Start” thì sẽ phải quay lại ô xuất phát.

8. Trò chơi tiếp tục cho đến khi một hoặc tất cả người chơi về đến ô ‘Finish’.

Ví dụ:

Bắt đầu trò chơi, tất cả 4 người chơi đặt quân của mình ở ô ‘Start’. Khi đến lượt, người chơi thứ nhất tung xúc xắc được số 5, người chơi di chuyển quân của mình 5 bước đến ô có chứa từ ‘yesterday’. Người chơi phải nói một câu trong đó có chứa từ này (I forgot my lunch yesterday). Sau khi người chơi thứ nhất đã đặt được câu, lượt chơi thuộc về người chơi thứ 2, lần lượt như vậy cho đến người chơi cuối cùng.

BOARD GAME 2: HAVE YOU EVER….? OH, WHEN?

Have you ever…? Oh, when? là trò chơi giúp sinh viên thực hành sử dụng thì Hiện tại hoàn thành trong giao tiếp và luyện tập phát âm các động từ ở dạng quá khứ phân từ để nói về những kinh nghiệm trong quá khứ.

 

 Cách chơi:

1. Chia sinh viên (người chơi) thành nhóm 3-4 người. Mỗi người chơi dùng một vật dụng nhỏ (nắp bút, cục tẩy…) để làm quân di chuyển trên bảng trò chơi.

2. Chỉ định người chơi đầu tiên và thứ tự người chơi (theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ)

3. Mỗi người chơi tung xúc xắc theo thứ tự

4. Khi đến lượt mình, người chơi di chuyển quân đến ô tương ứng với số tung được trên xúc xắc.

5. Người chơi đọc to câu hỏi có trên ô.

6. Người chơi trả lời câu hỏi của mình. Nếu câu trả lời là “Yes”, người chơi phải nói thêm mình đã làm việc đó lần cuối khi nào. Nếu câu trả lời là “No”, người chơi phải nói về một điều họ đã làm mà có liên quan đến câu hỏi.

7. Nếu người chơi di chuyển vào ô “Bad luck! Go back 10 spaces.” thì sẽ phải quay lại 10 ô so với vị trí hiện tại.

8. Trò chơi tiếp tục cho đến khi một hoặc tất cả người chơi về đến ô ‘Finish’.

Ví dụ:

Bắt đầu trò chơi, tất cả 4 người chơi người chơi đặt quân của mình ở vị trí xuất phát. Khi đến lượt, người chơi thứ nhất tung xúc xắc được số 1, người chơi di chuyển quân của mình 1 bước đến ô có chứa câu hỏi “Have you ever swum in a river?” (Bạn đã từng bơi ở sông bao giờ chưa?). Người chơi trả lời câu hỏi: “No, I haven’t. But I have swum in an ocean.” (Tôi chưa từng bơi ở sông nhưng tôi đã từng bơi ở biển rồi.). Sau khi người chơi thứ nhất đã trả lời được câu hỏi, lượt chơi thuộc về người chơi thứ 2, lần lượt như vậy cho đến người chơi cuối cùng.

Trên đây là hai trong số rất nhiều trò chơi được giới thiệu trong bộ tài liệu “Activate: Games for Learning American English” do Văn phòng Giáo dục và Văn hoá – Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xuất bản. Đây là nguồn học liệu vô cùng phong phú và hữu ích cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Tác giả đã áp dụng những trò chơi này trong các bài giảng của mình và nhận được những phản hồi tích cực từ phía người học. Ngoài những mẫu ‘board games’ có sẵn, giáo viên và sinh viên có thể tự thiết kế ‘board games’ phù hợp với nội dung kiến thức và kỹ năng của từng bài học.

Tài liệu tham khảo:


“Activate: Games for Learning American English”, Office of English Language Programs, Bureau of Educational and Cultural Affairs, United States Department of State, Washington D.C., First Edition 2013.

Sử dụng “Broad Games” trong dạy kỹ năng nói tiếng Anh nhằm phát triển năng lực người học

Gửi vào: 09:37 29/09/2016

Khoa Ngoại ngữ – Tin học 

Về khái niệm, ‘board games’ truyền thống được hiểu là những loại trò chơi trí tuệ mà người chơi sử dụng một cái bảng (ô vuông hoặc hình chữ nhật), và di chuyển các “quân” trên bảng đó theo một hệ thống các quy luật để tranh đấu với nhau. Theo thời gian, khái niệm này đã được mở rộng dần, dẫn tới bao quát rất nhiều loại trò chơi trí tuệ khác nhau. Sử dụng ‘board games’ trong giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là giảng dạy kỹ năng nói, giúp thay đổi không khí trong tiết học, làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. Việc chơi trò chơi theo nhóm từ 3 đến 4 sinh viên cũng giúp tăng cơ hội thực hành ngôn ngữ cho người học đối với những lớp học đông. Sử dụng ‘board games’ trong dạy kỹ năng nói tiếng Anh là một trong những giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu hai ‘board games’ nằm trong bộ tài liệu “Activate: Games for Learning American English” do Văn phòng Giáo dục và Văn hoá – Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xuất bản.

BOARD GAME 1: USE A WORD

Use a word là một trò chơi giúp người học vận dụng từ vựng tiếng Anh một cách sáng tạo trong câu. Trước khi bắt đầu trò chơi, giáo viên có thể giúp người học ôn tập lại các từ vựng khó và yêu cầu người học đặt một vài câu làm ví dụ.

 

Cách chơi:

1. Chia sinh viên (người chơi) thành nhóm 3-4 người. Mỗi người chơi dùng một vật dụng nhỏ (nắp bút, cục tẩy…) để làm quân di chuyển trên bảng trò chơi.

2. Chỉ định người chơi đầu tiên và thứ tự người chơi (theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ)

3. Mỗi người chơi tung xúc xắc theo thứ tự

4. Khi đến lượt mình, người chơi di chuyển quân đến ô tương ứng với số tung được trên xúc xắc.

5. Người chơi sử dụng từ được in trên ô đó để đặt câu. Câu được đặt phải đúng ngữ pháp và có nghĩa.

6. Người chơi không được lặp lại câu đã được đặt bởi người chơi khác.

7. Nếu người chơi di chuyển vào ô “Go back to Start” thì sẽ phải quay lại ô xuất phát.

8. Trò chơi tiếp tục cho đến khi một hoặc tất cả người chơi về đến ô ‘Finish’.

Ví dụ:

Bắt đầu trò chơi, tất cả 4 người chơi đặt quân của mình ở ô ‘Start’. Khi đến lượt, người chơi thứ nhất tung xúc xắc được số 5, người chơi di chuyển quân của mình 5 bước đến ô có chứa từ ‘yesterday’. Người chơi phải nói một câu trong đó có chứa từ này (I forgot my lunch yesterday). Sau khi người chơi thứ nhất đã đặt được câu, lượt chơi thuộc về người chơi thứ 2, lần lượt như vậy cho đến người chơi cuối cùng.

BOARD GAME 2: HAVE YOU EVER….? OH, WHEN?

Have you ever…? Oh, when? là trò chơi giúp sinh viên thực hành sử dụng thì Hiện tại hoàn thành trong giao tiếp và luyện tập phát âm các động từ ở dạng quá khứ phân từ để nói về những kinh nghiệm trong quá khứ.

 

 Cách chơi:

1. Chia sinh viên (người chơi) thành nhóm 3-4 người. Mỗi người chơi dùng một vật dụng nhỏ (nắp bút, cục tẩy…) để làm quân di chuyển trên bảng trò chơi.

2. Chỉ định người chơi đầu tiên và thứ tự người chơi (theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ)

3. Mỗi người chơi tung xúc xắc theo thứ tự

4. Khi đến lượt mình, người chơi di chuyển quân đến ô tương ứng với số tung được trên xúc xắc.

5. Người chơi đọc to câu hỏi có trên ô.

6. Người chơi trả lời câu hỏi của mình. Nếu câu trả lời là “Yes”, người chơi phải nói thêm mình đã làm việc đó lần cuối khi nào. Nếu câu trả lời là “No”, người chơi phải nói về một điều họ đã làm mà có liên quan đến câu hỏi.

7. Nếu người chơi di chuyển vào ô “Bad luck! Go back 10 spaces.” thì sẽ phải quay lại 10 ô so với vị trí hiện tại.

8. Trò chơi tiếp tục cho đến khi một hoặc tất cả người chơi về đến ô ‘Finish’.

Ví dụ:

Bắt đầu trò chơi, tất cả 4 người chơi người chơi đặt quân của mình ở vị trí xuất phát. Khi đến lượt, người chơi thứ nhất tung xúc xắc được số 1, người chơi di chuyển quân của mình 1 bước đến ô có chứa câu hỏi “Have you ever swum in a river?” (Bạn đã từng bơi ở sông bao giờ chưa?). Người chơi trả lời câu hỏi: “No, I haven’t. But I have swum in an ocean.” (Tôi chưa từng bơi ở sông nhưng tôi đã từng bơi ở biển rồi.). Sau khi người chơi thứ nhất đã trả lời được câu hỏi, lượt chơi thuộc về người chơi thứ 2, lần lượt như vậy cho đến người chơi cuối cùng.

Trên đây là hai trong số rất nhiều trò chơi được giới thiệu trong bộ tài liệu “Activate: Games for Learning American English” do Văn phòng Giáo dục và Văn hoá – Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xuất bản. Đây là nguồn học liệu vô cùng phong phú và hữu ích cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Tác giả đã áp dụng những trò chơi này trong các bài giảng của mình và nhận được những phản hồi tích cực từ phía người học. Ngoài những mẫu ‘board games’ có sẵn, giáo viên và sinh viên có thể tự thiết kế ‘board games’ phù hợp với nội dung kiến thức và kỹ năng của từng bài học.

Tài liệu tham khảo:


“Activate: Games for Learning American English”, Office of English Language Programs, Bureau of Educational and Cultural Affairs, United States Department of State, Washington D.C., First Edition 2013.


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
  • MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
  • ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
Các bài đã đăng
  • Sự chuyển di tiêu cực từ tiếng Mông sang tiếng Việt của học sinh tiểu học dân tộc Mông ở Lào Cai – Biện pháp khắc phục (28/09)
  • Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực (26/09)
  • Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn (26/09)
  • Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt (20/09)
  • Một số băn khoăn về năng lực dạy học của học sinh sinh viên trong các trường Sư phạm hiện nay (30/05)
  • Nhận thức, thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đối với hoạt động nghiên cứu khoa học (29/05)
  • Mối liên hệ giữa nội dung học phần “Cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán” và nội dung dạy học toán ở trường tiểu học (17/03)
  • Đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong trường Sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (01/03)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin