Nhận thức, thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đối với hoạt động nghiên cứu khoa học

ThS. Nguyễn Thị Lệ Thủy

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống, trong các nhà trường đặc biệt là trong các trường Cao đẳng, Đại học. Việc hình thành năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên góp phần không nhỏ vào việc đạt được mục tiêu giáo dục. Vậy nghiên cứu khoa học là gì? Theo tác giả Thái Duy Tuyên, nghiên cứu khoa học “là hoạt động nhận thức của con người nhằm khám phá bản chất của các sự vật và hiện tượng và tìm kiếm giải pháp cải tạo thế giới” [3,34]. Bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học “là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để cải tạo thế giới [2,26].

Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra những thành quả để phục vụ cho chính quá trình giáo dục – đào tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi sinh viên phải có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn, có kĩ năng cần thiết… từ đó có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động này.

Nhận thức là một mặt quan trọng trong hoạt động của con người nói chung, hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng. Để thực hiện hoạt động, con người cần phải có nhận thức về hoạt động đó, phải nắm được cách thức thực hiện, trình tự các thao tác tiến hành hoạt động. Nói đến nhận thức của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học là nói đến nhận thức của các em về mục đích, ý nghĩa, vai trò, về những công việc cụ thể của hoạt động nghiên cứu khoa học…

Nhận thức và thái độ của con người luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thái độ thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với hiện thực, nó cho thấy sự gắn bó hay không, chấp nhận hay phản đối của cá nhân với hiện thực. Thái độ của cá nhân có được do sự nhận thức của họ và có liên quan đến nhu cầu của bản thân với hiện thực khách quan. Thái độ có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm tính tích cực hoạt động của con người.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Để thực hiện được hoạt động nghiên cứu khoa học, người sinh viên cần phải nắm được đầy đủ, chính xác những yêu cầu của hoạt động này và phải hiểu được khả năng của chính mình đối với yêu cầu của hoạt động. Mặt khác, sinh viên còn phải có thái độ tích cực đối với hoạt động. Bởi lẽ, thái độ sẽ quyết định cách mà chúng ta hành động. Nếu mỗi người đều nhìn nhận khó khăn với cái nhìn tích cực, con người có thể sẽ vượt qua. Thái độ say mê, hứng thú của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ giúp họ khắc phục khó khăn, trở ngại để gặt hái thành công và ngược lại, thái độ thờ ơ, không thích thú sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động.

Nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai thể hiện ở các mức độ:

– Thực hiện các dự án học tập;

– Bài tiểu luận;

– Khoá luận tốt nghiệp;

– Đề tài nghiên cứu.

Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến bằng phiếu đối với 161 sinh viên năm thứ ba. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về hoạt động NCKH

Vai trò, tác dụng của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên

SL

%

1. Nghiên cứu khoa học quan trọng đối với sinh viên

154

95.7

2. Nâng cao năng lực tự học

99

61.5

3. Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo

125

77.6

4. Gắn lý thuyết với thực tiễn

119

73.9

5. Hình thành kỹ năng làm việc khoa học

112

69.6

6. Rèn luyện tính kiên trì

141

87.6

 

       Phần lớn sinh viên (95,7%) nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với bản thân; thấy được tác dụng của nó đối với việc rèn luyện các phẩm chất, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, trong học tập giúp các em nâng cao năng lực tự học. Đặc biệt sinh viên nhận thức được ý nghĩa đích thực của nghiên cứu khoa học là phục vụ cho thực tiễn, gắn lý thuyết với thực tiễn, tỉ lệ này là 73,9%.

Chất lượng, hiệu quả của công việc phụ thuộc rất lớn vào việc người ta có thái độ đối với nó như thế nào bởi nhận thức và thái độ luôn có mối quan hệ  biện chứng với nhau. Sự hiểu biết về nghiên cứu khoa học là một trong những cơ sở hình thành thái độ của các em đối với hoạt động này.

Bảng 2 : Thái độ của sinh viên  đối với hoạt động NCKH

 

Thái độ

Thường xuyên

Đôi khi

Chưa bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

1.Tích cực xây dựng bài khi học Phương pháp nghiên cứu khoa học

26

16.1

98

60.9

37

23.0

2. Hứng thú với việc thực hiện các nhiệm vụ khi học Phương pháp NCKH

22

13.7

96

59.6

43

26.7

3. Tích cực tham gia các hoạt động khoa học của khoa, trường

7

4.3

61

37.9

93

57.8

4. Quan tâm đến các công trình nghiên cứu khoa học

9

5.6

101

62.7

51

31.7

5.Viết bài báo khoa học cho báo của trường

0

0.0

5

3.1

159

98.8

      

Bảng số liệu trên cho thấy sinh viên có thái độ tích cực đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học chiếm tỉ lệ khá cao. Tuy nhiên, có một hiện tượng rất đáng lưu ý là mặc dù quan tâm đến hoạt động này nhưng chỉ có một số ít sinh viên tham gia viết bài báo khoa học cho báo của trường. Điều này cho thấy khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của sinh viên chưa cao. Trên thực tế sinh viên có thể hứng thú với bài giảng của giảng viên về Phương pháp nghiên cứu khoa học và tích cực thực hiện các nhiệm vụ khi học nội dung này nhưng để viết được một bài báo khoa học có chất lượng tốt lại đòi hỏi rất nhiều yếu tố như sự đầu tư về thời gian, tư duy khoa học, năng lực ngôn ngữ…  Đặc biệt, để đẩy mạnh được hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên đòi hỏi sinh viên phải chuyển hoá được các yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của nhà trường, xã hội thành nhu cầu nghiên cứu của bản thân.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa thực sự phát triển mạnh. Đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này?  

Bảng 3: Những nguyên nhân hạn chế hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Nguyên nhân

SL

%

1. Chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của  nghiên cứu khoa học

109

67.7

2. Chưa nắm vững phương pháp luận

81

50.3

3. Thiếu kinh nghiệm

142

88.2

4. Học lực của sinh viên chưa cao

126

78.3

5. Bản thân sinh viên chưa có ý chí phấn đấu

121

75.2

6. Thiếu tài liệu, phương tiện

33

20.5

7. Kinh tế khó khăn

5

3.1

Các nguyên nhân khác

 

 

 

       Nguyên nhân chủ yếu khiến cho sinh viên chưa thực sự tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học phần lớn xuất phát từ chính bản thân các em như thiếu kinh nghiệm (88,2%), học lực chưa cao, chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học và bản thân sinh viên chưa có ý chí phấn đấu (75,2%).

Ngoài ra các nguyên nhân khách quan cũng ảnh hưởng đến việc nghiên cứu khoa học của sinh viên như thiếu tài liệu, phương tiện (20,5%), do điều kiện kinh tế của sinh viên còn khó khăn chiếm 3,1% vì ngoài việc học một số sinh viên còn phải đi làm thêm để trang  trải cho cuộc sống của mình.  

Từ những kết quả nghiên cứu về nhận thức và thái độ của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, tác giả bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường CĐSP Lào Cai.

Thứ nhất, về phía nhà trường, khoa cần:

– Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên. Việc nghiên cứu khoa học phải là hoạt động thường xuyên của cả thầy và trò. Sinh viên cần sớm được hợp tác với các giảng viên trong công tác nghiên cứu khoa học. Việc tập dượt với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cần được tiến hành trong suốt quá trình học ở trường, đặc biệt là ngay khi họ mới bắt đầu học tập ở trường.

       – Học phần Nghiên cứu khoa học nên đưa vào nội dung học tập bắt buộc để tất cả các sinh viên đều có những hiểu biết, kĩ năng cần thiết đối với hoạt động này nhằm đáp ứng tốt cho việc học tập ở trường cũng như hoạt động tự học, tự nghiên cứu của người giáo viên trong tương lai.

       Thứ hai, đối với giảng viên:

– Trong công tác giảng dạy nói chung và học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học nói riêng, giảng viên phải luôn coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; phải lấy việc dạy kiến thức để dạy phương pháp chứ không chỉ thuần tuý là cung cấp tri thức trong giảng dạy hoặc phó mặc, khoán trắng cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu. Phương pháp dạy học phải từng bước làm cho phương pháp học tập của sinh viên ngày càng thống nhất với phương pháp nghiên cứu khoa học, gắn các đề tài nghiên cứu của sinh viên với thực tiễn của nhà trường, xã hội.

– Bản thân các giảng viên cần tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học để sinh viên học tập, noi theo. 

– Khi hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học giảng viên cần chú ý phát huy tính độc lập, sáng tạo của các em.

Thứ ba, đối với Đoàn Thanh niên

Phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong đoàn viên – sinh viên nhằm giúp sinh viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm học tập, nghiên cứu khoa học.

       Thứ tư, đối với sinh viên:

– Cần nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với sinh viên, từ đó tích cực, chủ động tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học do khoa, nhà trường tổ chức. Đặc biệt là chuyển hoá được các yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của nhà trường, xã hội thành nhu cầu nghiên cứu của bản thân. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.  

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Bừng (chủ biên). Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2008

2. Lưu Xuân Mới. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2003.  

3. Thái Duy Tuyên. Những vấn đề chung của GDH. NXB Đại học sư phạm. Hà nội, 2005.

 

4. Phạm Viết Vượng. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2000.

Nhận thức, thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đối với hoạt động nghiên cứu khoa học

Gửi vào: 18:46 29/05/2016

ThS. Nguyễn Thị Lệ Thủy

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống, trong các nhà trường đặc biệt là trong các trường Cao đẳng, Đại học. Việc hình thành năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên góp phần không nhỏ vào việc đạt được mục tiêu giáo dục. Vậy nghiên cứu khoa học là gì? Theo tác giả Thái Duy Tuyên, nghiên cứu khoa học “là hoạt động nhận thức của con người nhằm khám phá bản chất của các sự vật và hiện tượng và tìm kiếm giải pháp cải tạo thế giới” [3,34]. Bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học “là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để cải tạo thế giới [2,26].

Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra những thành quả để phục vụ cho chính quá trình giáo dục – đào tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi sinh viên phải có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn, có kĩ năng cần thiết… từ đó có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động này.

Nhận thức là một mặt quan trọng trong hoạt động của con người nói chung, hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng. Để thực hiện hoạt động, con người cần phải có nhận thức về hoạt động đó, phải nắm được cách thức thực hiện, trình tự các thao tác tiến hành hoạt động. Nói đến nhận thức của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học là nói đến nhận thức của các em về mục đích, ý nghĩa, vai trò, về những công việc cụ thể của hoạt động nghiên cứu khoa học…

Nhận thức và thái độ của con người luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thái độ thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với hiện thực, nó cho thấy sự gắn bó hay không, chấp nhận hay phản đối của cá nhân với hiện thực. Thái độ của cá nhân có được do sự nhận thức của họ và có liên quan đến nhu cầu của bản thân với hiện thực khách quan. Thái độ có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm tính tích cực hoạt động của con người.

Để thực hiện được hoạt động nghiên cứu khoa học, người sinh viên cần phải nắm được đầy đủ, chính xác những yêu cầu của hoạt động này và phải hiểu được khả năng của chính mình đối với yêu cầu của hoạt động. Mặt khác, sinh viên còn phải có thái độ tích cực đối với hoạt động. Bởi lẽ, thái độ sẽ quyết định cách mà chúng ta hành động. Nếu mỗi người đều nhìn nhận khó khăn với cái nhìn tích cực, con người có thể sẽ vượt qua. Thái độ say mê, hứng thú của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ giúp họ khắc phục khó khăn, trở ngại để gặt hái thành công và ngược lại, thái độ thờ ơ, không thích thú sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động.

Nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai thể hiện ở các mức độ:

– Thực hiện các dự án học tập;

– Bài tiểu luận;

– Khoá luận tốt nghiệp;

– Đề tài nghiên cứu.

Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến bằng phiếu đối với 161 sinh viên năm thứ ba. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về hoạt động NCKH

Vai trò, tác dụng của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên

SL

%

1. Nghiên cứu khoa học quan trọng đối với sinh viên

154

95.7

2. Nâng cao năng lực tự học

99

61.5

3. Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo

125

77.6

4. Gắn lý thuyết với thực tiễn

119

73.9

5. Hình thành kỹ năng làm việc khoa học

112

69.6

6. Rèn luyện tính kiên trì

141

87.6

 

       Phần lớn sinh viên (95,7%) nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với bản thân; thấy được tác dụng của nó đối với việc rèn luyện các phẩm chất, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, trong học tập giúp các em nâng cao năng lực tự học. Đặc biệt sinh viên nhận thức được ý nghĩa đích thực của nghiên cứu khoa học là phục vụ cho thực tiễn, gắn lý thuyết với thực tiễn, tỉ lệ này là 73,9%.

Chất lượng, hiệu quả của công việc phụ thuộc rất lớn vào việc người ta có thái độ đối với nó như thế nào bởi nhận thức và thái độ luôn có mối quan hệ  biện chứng với nhau. Sự hiểu biết về nghiên cứu khoa học là một trong những cơ sở hình thành thái độ của các em đối với hoạt động này.

Bảng 2 : Thái độ của sinh viên  đối với hoạt động NCKH

 

Thái độ

Thường xuyên

Đôi khi

Chưa bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

1.Tích cực xây dựng bài khi học Phương pháp nghiên cứu khoa học

26

16.1

98

60.9

37

23.0

2. Hứng thú với việc thực hiện các nhiệm vụ khi học Phương pháp NCKH

22

13.7

96

59.6

43

26.7

3. Tích cực tham gia các hoạt động khoa học của khoa, trường

7

4.3

61

37.9

93

57.8

4. Quan tâm đến các công trình nghiên cứu khoa học

9

5.6

101

62.7

51

31.7

5.Viết bài báo khoa học cho báo của trường

0

0.0

5

3.1

159

98.8

      

Bảng số liệu trên cho thấy sinh viên có thái độ tích cực đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học chiếm tỉ lệ khá cao. Tuy nhiên, có một hiện tượng rất đáng lưu ý là mặc dù quan tâm đến hoạt động này nhưng chỉ có một số ít sinh viên tham gia viết bài báo khoa học cho báo của trường. Điều này cho thấy khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của sinh viên chưa cao. Trên thực tế sinh viên có thể hứng thú với bài giảng của giảng viên về Phương pháp nghiên cứu khoa học và tích cực thực hiện các nhiệm vụ khi học nội dung này nhưng để viết được một bài báo khoa học có chất lượng tốt lại đòi hỏi rất nhiều yếu tố như sự đầu tư về thời gian, tư duy khoa học, năng lực ngôn ngữ…  Đặc biệt, để đẩy mạnh được hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên đòi hỏi sinh viên phải chuyển hoá được các yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của nhà trường, xã hội thành nhu cầu nghiên cứu của bản thân.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa thực sự phát triển mạnh. Đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này?  

Bảng 3: Những nguyên nhân hạn chế hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Nguyên nhân

SL

%

1. Chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của  nghiên cứu khoa học

109

67.7

2. Chưa nắm vững phương pháp luận

81

50.3

3. Thiếu kinh nghiệm

142

88.2

4. Học lực của sinh viên chưa cao

126

78.3

5. Bản thân sinh viên chưa có ý chí phấn đấu

121

75.2

6. Thiếu tài liệu, phương tiện

33

20.5

7. Kinh tế khó khăn

5

3.1

Các nguyên nhân khác

 

 

 

       Nguyên nhân chủ yếu khiến cho sinh viên chưa thực sự tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học phần lớn xuất phát từ chính bản thân các em như thiếu kinh nghiệm (88,2%), học lực chưa cao, chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học và bản thân sinh viên chưa có ý chí phấn đấu (75,2%).

Ngoài ra các nguyên nhân khách quan cũng ảnh hưởng đến việc nghiên cứu khoa học của sinh viên như thiếu tài liệu, phương tiện (20,5%), do điều kiện kinh tế của sinh viên còn khó khăn chiếm 3,1% vì ngoài việc học một số sinh viên còn phải đi làm thêm để trang  trải cho cuộc sống của mình.  

Từ những kết quả nghiên cứu về nhận thức và thái độ của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, tác giả bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường CĐSP Lào Cai.

Thứ nhất, về phía nhà trường, khoa cần:

– Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên. Việc nghiên cứu khoa học phải là hoạt động thường xuyên của cả thầy và trò. Sinh viên cần sớm được hợp tác với các giảng viên trong công tác nghiên cứu khoa học. Việc tập dượt với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cần được tiến hành trong suốt quá trình học ở trường, đặc biệt là ngay khi họ mới bắt đầu học tập ở trường.

       – Học phần Nghiên cứu khoa học nên đưa vào nội dung học tập bắt buộc để tất cả các sinh viên đều có những hiểu biết, kĩ năng cần thiết đối với hoạt động này nhằm đáp ứng tốt cho việc học tập ở trường cũng như hoạt động tự học, tự nghiên cứu của người giáo viên trong tương lai.

       Thứ hai, đối với giảng viên:

– Trong công tác giảng dạy nói chung và học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học nói riêng, giảng viên phải luôn coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; phải lấy việc dạy kiến thức để dạy phương pháp chứ không chỉ thuần tuý là cung cấp tri thức trong giảng dạy hoặc phó mặc, khoán trắng cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu. Phương pháp dạy học phải từng bước làm cho phương pháp học tập của sinh viên ngày càng thống nhất với phương pháp nghiên cứu khoa học, gắn các đề tài nghiên cứu của sinh viên với thực tiễn của nhà trường, xã hội.

– Bản thân các giảng viên cần tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học để sinh viên học tập, noi theo. 

– Khi hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học giảng viên cần chú ý phát huy tính độc lập, sáng tạo của các em.

Thứ ba, đối với Đoàn Thanh niên

Phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong đoàn viên – sinh viên nhằm giúp sinh viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm học tập, nghiên cứu khoa học.

       Thứ tư, đối với sinh viên:

– Cần nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với sinh viên, từ đó tích cực, chủ động tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học do khoa, nhà trường tổ chức. Đặc biệt là chuyển hoá được các yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của nhà trường, xã hội thành nhu cầu nghiên cứu của bản thân. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.  

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Bừng (chủ biên). Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2008

2. Lưu Xuân Mới. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2003.  

3. Thái Duy Tuyên. Những vấn đề chung của GDH. NXB Đại học sư phạm. Hà nội, 2005.

 

4. Phạm Viết Vượng. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2000.


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
  • MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
  • ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
Các bài đã đăng
  • Mối liên hệ giữa nội dung học phần “Cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán” và nội dung dạy học toán ở trường tiểu học (17/03)
  • Đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong trường Sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (01/03)
  • Nghiệm thu đề tài, tập bài giảng và sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 (04/08)
  • Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN; năm học 2014-2015 (04/08)
  • Tham dự Hội thảo khoa học quốc tế tại Tuyên Quang (28/05)
  • Tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông (28/05)
  • Trò chơi A quý (Đu quay) của dân tộc Hà Nhì (30/03)
  • Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học trong đào tạo theo tín chỉ đối với sinh viên (17/03)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin