Tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông

        Nói đến mối quan hệ giữa trường sư phạm với các trường phổ thông là nói đến mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo GV và cơ sở sử dụng GV. Các trường sư phạm là nơi cung cấp nguồn nhân lực, là nơi “tạo ra sản phẩm”, còn các cơ sở giáo dục là “khách hàng tiêu thụ sản phẩm”. Cơ sở giáo dục có quyền đòi hỏi được tuyển dụng những GV có năng lực chuyên môn vững vàng, có phẩm chất nghề nghiệp và kĩ năng sư phạm cần thiết đáp ứng vị trí phân công công tác. Vì thế, các trường sư phạm cần phải bám sát những yêu cầu thực tiễn của cơ sở giáo dục để đào tạo phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục của nhà trường trong thời kỳ hội nhập. Một trong những giải pháp quan trọng để hoạt động đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn là trường Sư phạm cần phải có các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông.
        1. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông
Trong những năm gần đây, lãnh đạo trường CĐSP Lào Cai và các đơn vị đã có những định hướng, chú trọng đến nội dung đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông như động viên, khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ một phần kinh phí giúp các tác giả và các nhóm tác giả thuận lợi trong quá trình nghiên cứu.
       Đa số Lãnh đạo, GV trường phổ thông tích cực hợp tác với nhóm tác giả như cung cấp số liệu, đánh giá vào phiếu hỏi, tổ chức cho dự giờ trước thực nghiệm, dạy thực nghiệm theo yêu cầu của giảng viên, góp ý, trao đổi rút kinh nghiệm giờ dạy cũng như những vấn đề mới, những vấn đề còn gặp khó khăn, … Học sinh phổ thông rất thích thú, tích cực, vui vẻ hợp tác khi có GV trường Sư phạm đến thăm lớp và dự giờ.
       Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giáo viên còn gặp không ít hhó khăn như: Việc liên tục trong mỗi năm học giáo viên phải lựa chọn đề tài có tính mới, tính khả thi và thực hiện trong 9 tháng là rất khó khăn đối với các tác giả. Đến trường phổ thông nhiều rất mất thời gian: Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho mọi người trong nhóm, liên hệ với BGH, GV phổ thông để sắp xếp lịch thực hiện, nhiều khi phải đi lại nhiều lần do kế hoạch của trường Sư phạm hoặc trường phổ thông thay đổi. Một số GV trường phổ thông còn ngại cho dự giờ, e dè trong trao đổi và trả lời phiếu hỏi sơ sài, chung chung.
       2. Một số kinh nghiệm
        – Lựa chọn đề tài nghiên cứu
        Đề tài nghiên cứu có thể do nhóm tự chọn, có thể do đặt hàng của cá nhân hoặc tổ chức nào đó, có thể do nhiệm vụ được giao, nhưng nói chung đề tài phải là một vấn đề có tính mới, là vấn đề ở các trường phổ thông gặp nhiều khó khăn khi thực hiện, vấn đề mà nhóm tác giả tâm đắc, phù hợp với điều kiện của GV đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài ấy. Thông thường, đề tài vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc đổi mới nội dung và ph¬ương pháp giáo dục, đào tạo như¬: Tìm ra phương pháp giảng dạy mới; tìm ra các biện pháp khác hiệu quả hơn, khả thi hơn trong chủ nhiệm lớp, trong quản lý hoạt động dạy và học, xây dựng cơ sở vật chất; sáng chế hoặc cải tiến đồ dùng dạy học mới để học sinh tiếp thu tốt hơn, nhanh hơn …. Do vậy đề tài th¬ường phải là vấn đề mà nhóm tác giả đã và đang hoặc sẽ làm có kết quả.
        Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu là một bước rất quan trọng, nó góp phần tạo nên sự thành công của đề tài. Đề tài có thiết thực không? Có khả thi không? Có giá trị phổ biến không?… tác giả cần thường xuyên tìm hiểu, trao đổi và có mối quan hệ với các trường phổ thông để thấy được những vấn đề băn khoăn, trăn trở (vấn đề nóng) mà các nhà quản lý giáo dục, GV, HS, CMHS, toàn xã hội đang quan tâm.
        – Chuẩn bị nghiên cứu
        Nhóm tác giả phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, sự tham gia hỗ trợ của trường phổ thông. Xây dựng đề cương chi tiết: Xác định được mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu; nội dung cụ thể các chương, phiếu hỏi, phiếu điều tra, đề kiểm tra, … Phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp cho các thành viên trong nhóm.
Có thể nghiên cứu lịch thực tập sư phạm của SV có liên quan để có thể xây dựng một số nội dung cho SV thực hiện.
        – Tiến hành nghiên cứu
       Điều tra, thu thập dữ liệu, so sánh, phân tích, thực nghiệm, viết đề tài. Để điều tra được thực trạng đầy đủ, chính xác và mang tính phổ quát thì nhóm tác giả phải tìm hiểu qua: trao đổi, phỏng vấn, nghiên cứu các số liệu báo cáo, thống kê, tìm hiểu trên các kênh thông tin, và phải trực tiếp vào vai hiệu trưởng, GV phổ thông để trực tiếp dự giờ, giảng dạy, tiếp cận với đối tượng, có những trăn trở và cùng giải quyết các trăn trở với các nhà quản lý và GV phổ thông.
       Khi viết đề tài cần thực hiện theo cấu trúc, sự lôgic của một công trình nghiên cứu khoa học về hình thức cũng như nội dung, giữa các chương trong nội dung cần đảm bảo tính khoa học, thống nhất, chính xác và đúng mục đích nghiên cứu.
       – Hoàn chỉnh, triển khai đề tài nghiên cứu khoa học
       Kiểm tra, lấy ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh, bảo vệ đề tài và xuất bản, triển khai đến các lớp sinh viên có liên quan, liên hệ với trường phổ thông để chuyển giao thực hiện.
       Tóm lại, để thực hiện có hiệu quả đề tài nghiên cứu về trường phổ thông GV cần có tinh thần say mê nghiên cứu, tìm tòi, gắn kết chặt chẽ với trường phổ thông, am hiểu thực tế và thực hiện tốt các khâu từ lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, chuẩn bị các điều kiện, tiến hành nghiên cứu, hoàn thiện, báo cáo đề tài đến khâu chuyển giao kết quả. Nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về thời gian, kinh phí giúp cho GV thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu của mình.

Ths. Lê Thị Thanh Hà -Trưởng khoa Tự nhiên

Tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông

Gửi vào: 09:18 28/05/2015

        Nói đến mối quan hệ giữa trường sư phạm với các trường phổ thông là nói đến mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo GV và cơ sở sử dụng GV. Các trường sư phạm là nơi cung cấp nguồn nhân lực, là nơi “tạo ra sản phẩm”, còn các cơ sở giáo dục là “khách hàng tiêu thụ sản phẩm”. Cơ sở giáo dục có quyền đòi hỏi được tuyển dụng những GV có năng lực chuyên môn vững vàng, có phẩm chất nghề nghiệp và kĩ năng sư phạm cần thiết đáp ứng vị trí phân công công tác. Vì thế, các trường sư phạm cần phải bám sát những yêu cầu thực tiễn của cơ sở giáo dục để đào tạo phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục của nhà trường trong thời kỳ hội nhập. Một trong những giải pháp quan trọng để hoạt động đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn là trường Sư phạm cần phải có các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông.
        1. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông
Trong những năm gần đây, lãnh đạo trường CĐSP Lào Cai và các đơn vị đã có những định hướng, chú trọng đến nội dung đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông như động viên, khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ một phần kinh phí giúp các tác giả và các nhóm tác giả thuận lợi trong quá trình nghiên cứu.
       Đa số Lãnh đạo, GV trường phổ thông tích cực hợp tác với nhóm tác giả như cung cấp số liệu, đánh giá vào phiếu hỏi, tổ chức cho dự giờ trước thực nghiệm, dạy thực nghiệm theo yêu cầu của giảng viên, góp ý, trao đổi rút kinh nghiệm giờ dạy cũng như những vấn đề mới, những vấn đề còn gặp khó khăn, … Học sinh phổ thông rất thích thú, tích cực, vui vẻ hợp tác khi có GV trường Sư phạm đến thăm lớp và dự giờ.
       Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giáo viên còn gặp không ít hhó khăn như: Việc liên tục trong mỗi năm học giáo viên phải lựa chọn đề tài có tính mới, tính khả thi và thực hiện trong 9 tháng là rất khó khăn đối với các tác giả. Đến trường phổ thông nhiều rất mất thời gian: Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho mọi người trong nhóm, liên hệ với BGH, GV phổ thông để sắp xếp lịch thực hiện, nhiều khi phải đi lại nhiều lần do kế hoạch của trường Sư phạm hoặc trường phổ thông thay đổi. Một số GV trường phổ thông còn ngại cho dự giờ, e dè trong trao đổi và trả lời phiếu hỏi sơ sài, chung chung.
       2. Một số kinh nghiệm
        – Lựa chọn đề tài nghiên cứu
        Đề tài nghiên cứu có thể do nhóm tự chọn, có thể do đặt hàng của cá nhân hoặc tổ chức nào đó, có thể do nhiệm vụ được giao, nhưng nói chung đề tài phải là một vấn đề có tính mới, là vấn đề ở các trường phổ thông gặp nhiều khó khăn khi thực hiện, vấn đề mà nhóm tác giả tâm đắc, phù hợp với điều kiện của GV đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài ấy. Thông thường, đề tài vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc đổi mới nội dung và ph¬ương pháp giáo dục, đào tạo như¬: Tìm ra phương pháp giảng dạy mới; tìm ra các biện pháp khác hiệu quả hơn, khả thi hơn trong chủ nhiệm lớp, trong quản lý hoạt động dạy và học, xây dựng cơ sở vật chất; sáng chế hoặc cải tiến đồ dùng dạy học mới để học sinh tiếp thu tốt hơn, nhanh hơn …. Do vậy đề tài th¬ường phải là vấn đề mà nhóm tác giả đã và đang hoặc sẽ làm có kết quả.
        Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu là một bước rất quan trọng, nó góp phần tạo nên sự thành công của đề tài. Đề tài có thiết thực không? Có khả thi không? Có giá trị phổ biến không?… tác giả cần thường xuyên tìm hiểu, trao đổi và có mối quan hệ với các trường phổ thông để thấy được những vấn đề băn khoăn, trăn trở (vấn đề nóng) mà các nhà quản lý giáo dục, GV, HS, CMHS, toàn xã hội đang quan tâm.
        – Chuẩn bị nghiên cứu
        Nhóm tác giả phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, sự tham gia hỗ trợ của trường phổ thông. Xây dựng đề cương chi tiết: Xác định được mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu; nội dung cụ thể các chương, phiếu hỏi, phiếu điều tra, đề kiểm tra, … Phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp cho các thành viên trong nhóm.
Có thể nghiên cứu lịch thực tập sư phạm của SV có liên quan để có thể xây dựng một số nội dung cho SV thực hiện.
        – Tiến hành nghiên cứu
       Điều tra, thu thập dữ liệu, so sánh, phân tích, thực nghiệm, viết đề tài. Để điều tra được thực trạng đầy đủ, chính xác và mang tính phổ quát thì nhóm tác giả phải tìm hiểu qua: trao đổi, phỏng vấn, nghiên cứu các số liệu báo cáo, thống kê, tìm hiểu trên các kênh thông tin, và phải trực tiếp vào vai hiệu trưởng, GV phổ thông để trực tiếp dự giờ, giảng dạy, tiếp cận với đối tượng, có những trăn trở và cùng giải quyết các trăn trở với các nhà quản lý và GV phổ thông.
       Khi viết đề tài cần thực hiện theo cấu trúc, sự lôgic của một công trình nghiên cứu khoa học về hình thức cũng như nội dung, giữa các chương trong nội dung cần đảm bảo tính khoa học, thống nhất, chính xác và đúng mục đích nghiên cứu.
       – Hoàn chỉnh, triển khai đề tài nghiên cứu khoa học
       Kiểm tra, lấy ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh, bảo vệ đề tài và xuất bản, triển khai đến các lớp sinh viên có liên quan, liên hệ với trường phổ thông để chuyển giao thực hiện.
       Tóm lại, để thực hiện có hiệu quả đề tài nghiên cứu về trường phổ thông GV cần có tinh thần say mê nghiên cứu, tìm tòi, gắn kết chặt chẽ với trường phổ thông, am hiểu thực tế và thực hiện tốt các khâu từ lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, chuẩn bị các điều kiện, tiến hành nghiên cứu, hoàn thiện, báo cáo đề tài đến khâu chuyển giao kết quả. Nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về thời gian, kinh phí giúp cho GV thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu của mình.

Ths. Lê Thị Thanh Hà -Trưởng khoa Tự nhiên

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Trường CĐSP Lào Cai bảo vệ thành công xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (19/12)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai kết hợp với Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học (06/09)
  • MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LÀM KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN (18/07)
  • ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG TRONG NHÀ TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI (18/07)
  • 02 cá nhân điển hình tiên tiến được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” (23/05)
  • QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TẠI KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI (28/02)
  • ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM (09/02)
  • Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tại trường CĐSP Lào Cai (07/02)
Các bài đã đăng
  • Trò chơi A quý (Đu quay) của dân tộc Hà Nhì (30/03)
  • Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học trong đào tạo theo tín chỉ đối với sinh viên (17/03)
  • Tính nguyên hợp với việc nghiên cứu tác phẩm văn học dân gian (03/03)
  • Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình trường học Việt Nam mới (VNE) tại các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (12/02)
  • Định hướng Sư phạm trong dạy học môn lý thuyết số và cơ sở số học cho sinh viên ngành Toán tại trường Cao đẳng Sư phạm (04/02)
  • Tìm hiểu tính nguyên hợp của văn học dân gian (29/01)
  • Hội thảo khoa học khoa Tự Nhiên: “Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên” (22/01)
  • Nghiên cứu đặc tính sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết từ củ hành Tây (Allium Cepa L.) (31/12)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin