Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực

Ths. Lê Thị Thanh Hà – Khoa Tự nhiên

1. Đặt vấn đề

Hiện nay chương trình giáo dục tiểu học nước ta đang xây dựng theo quan điểm tiếp cận năng lực và sẽ được thực hiện chương trình mới này từ năm học 2018 – 2019. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ đánh giá kiển thức thuần túy mà chủ yếu đánh giá các mức năng lực của học sinh đạt được sau khi thực hiện các hoạt động học tập. Theo đó, các trường Sư phạm cần đổi mới đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực trong đó có đổi mới khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đổi mới, song song với việc nâng cao chất lượng dạy học, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai cần được đổi mới cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bài viết tập trung vào tìm hiểu đánh giá môn toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực và đề xuất một số giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc thù của trường CĐSP Lào Cai, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Năng lực và đánh giá các năng lực môn Toán đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học

Năng lực

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Có nhiều cách hiểu về khái niệm năng lực:

Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.

Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002).
Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của việc học tập và cuộc sống. [2]

Như vậy, từ khái niệm chung về năng lực, chúng ta có thể hiểu năng lực của sinh viên Cao đẳng Sư phạm chính là khả năng làm chủ những kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận dụng chúng một cách hợp lí vào dạy học và làm các công tác giáo dục ở các cơ sở giáo dục.

Đánh giá theo năng lực

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Đánh giá người học theo định hướng năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra, sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào đó [1]. Như vậy đánh giá theo năng lực đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện là người học cần phải có sản phẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đạt một chuẩn nào đó theo yêu cầu.

Đánh giá người học theo định hướng năng lực đặc biệt nhấn mạnh đến đánh giá quá trình học. Đánh giá quá trình học có thể thông qua: kết quả học tập, thành tích học tập của SV; khả năng trình bày miệng; sản phẩm học tập (bài tiểu luận, các phiếu học tập; hồ sơ học tập); các bài kiểm tra trên lớp; các kết quả quan sát trong quá trình học và tự đánh giá của người học.

Như vậy, theo quan điểm tiếp cận năng lực, việc đánh giá kết quả học tập của người học không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong các tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập của người học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện các mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của người học. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh người học có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho họ được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó họ vừa phải vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh hiện thực, ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học.

Các năng lực cần đánh giá đối với môn Toán ngành Giáo dục tiểu học

Môn Toán trong ngành Giáo dục Tiểu học vừa là môn khoa học cơ bản, vừa là môn học nghiệp vụ, có vị trí quan trọng trong trường sư phạm, trang bị cho SV những kiến thức cơ bản mang tính hiện đại, nâng cao năng lực Toán học nói chung, tạo được năng lực sư phạm của người giáo viên tiểu học nói riêng. Củng cố hệ thống và mở rộng những kiến thức toán học có liên quan đến nội dung môn Toán ở tiểu học tạo điều kiện cho SV có tầm nhìn khái quát về nội dung và cấu tạo chương trình Toán tiểu học, sv có khả năng thực hiện tốt chương trình, kế hoạch dạy tiểu học. Đồng thời trang bị cho SV cách thức chuyển tri thức giáo khoa sang tri thức dạy học thông qua các hoạt động và cách thức tổ chức các tình huống dạy học.

Có rất nhiều năng lực cần được đánh giá ở SV ngành Giáo dục tiểu học qua môn Toán như:

– Năng lực khoa học toán học gồm có: Năng lực tính toán, năng lực tư duy Toán học, năng lực mô hình hóa Toán học, năng lực giao tiếp Toán học, năng lực giải quyết vấn đề Toán học.

– Năng lực khoa học giáo dục môn toán gồm có: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực dạy học môn toán, năng lực giáo dục, năng lực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, năng lực phát triển cá nhân.

Để đánh giá được những năng lực trên GV cần xây dựng chương trình khung của ngành đào tạo, xây dựng chương trình các môn học, đề cương chi tiết theo chuẩn đầu ra của sản phẩm đào tạo; thiết kế được nội dung các bài kiểm tra, thi đánh giá; xây dựng các tiêu chí, thang đo để đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, khách quan; xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi phong phú, toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra đánh giá trong cả quá trình 3 năm học của SV.

3. Đề xuất một số giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai theo hướng tiếp cận năng lực

Kiểm tra đánh giá là khâu then chốt cuối cùng của qúa trình dạy học. Đây cũng là khâu quan trọng tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Để đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

Một là, Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, SV trong nhà trường về công tác đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp.

Hai là, Nhà trường cần xây dựng kế hoạch đổi mới đồng bộ tất cả các khâu trong đào tạo ngành Giáo dục tiểu học, có thể xây dựng mô hình đào tạo thông qua các bước sau:

Bước 1: Xác định hoạt động nghề nghiệp và xây dựng chuẩn đầu ra của ngành Giáo dục tiểu học.

Bước 2: Xây dựng bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp của SV trong đó xác định hệ thống năng lực và chuẩn năng lực của ngành Giáo dục tiểu học bao gồm năng lực khoa học và năng lực nghề nghiệp; xác định các thành tố tạo nên năng lực trong đó có năng lực riêng và năng lực chung; xác định các chỉ số để đo lường được chuẩn năng lực.

Bước 3: Xây dựng bộ chuẩn đào tạo ngành Giáo dục tiểu học.

Bước 4: Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học bao gồm: Lập kế hoạch dạy học các học phần; Xây dựng chương trình chi tiết các học phần; Xây dựng đề cương bài giảng các học phần; Thiết kế hoạt động dạy học; Tổ chức hoạt động dạy học; Xây dựng ngân hàng hỗ trợ dạy học; Hoạt động thực tế ở trường tiểu học.

Bước 5: Đánh giá người học đáp ứng chuẩn năng lực nghề nghiệp. Cần xác định rõ: Các nguyên tắc đánh giá năng lực nghề nghiệp; Mục tiêu đánh giá năng lực nghề nghiệp; Phương pháp, cách thức, công cụ đánh giá. Từ đó xây dựng ngân hàng đề thi đáp ứng bộ chuẩn năng lực ngành học.

Ba là, GV cần đa dạng hóa các hình thức thi, kiểm tra đánh giá khác nhau trong quá trình dạy học như thi viết, vấn đáp, thực hành, trắc nghiệm, quan sát, soạn bài, thực tập ở trường Tiểu học, viết báo cáo thu hoạch, làm tiểu luận, thi giảng, chấm hồ sơ …, tăng cường áp dụng hình thức SV tự đánh giá mình và tự đánh giá lẫn nhau trong quá trình dạy học.

Bốn là, Nhà trường chỉ đạo cho GV tích cực làm đề tài nghiên cứu khoa học và tăng cường giao lưu với các cơ sở giáo dục đã thực hiện có hiệu quả đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực. Tạo dựng mối liên kết chặt chẽ giữa Nhà trường sư phạm với các trường Tiểu học trên địa bàn để SV xuống thực hành thực tập được thuận lợi.

Năm là, Tăng cường lấy ý kiến phản hồi của người dạy, người học và cơ sở có SV về thực tập theo định kì về công tác kiểm tra đánh giá, đặc biệt quan tâm đến ý kiến của CBQL, giáo viên hướng dẫn của các trường Tiểu học khi SV về thực tập.

4. Kết luận

Kiểm tra, đánh giá người học là một trong những khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Toán cho SV ngành Giáo dục ở trường CĐSP Lào Cai theo hướng tiếp cận năng lực người học là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục Tiểu học sau năm 2015. Một số biện pháp được nhóm tác giả nêu ở trên chắc chắn chưa đầy đủ, nhưng hy vọng góp phần giúp GV môn Toán và cán bộ quản lý trường học cải tiến khâu kiểm tra đánh giá, tạo ra tác động tích cực cho quá trình dạy học đồng thời thúc đẩy việc đổi mới đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Vũ Bích Hiền. Tiếp cận năng lực trong đánh giá giáo dục. (tài liệu tập huấn (Website tailieu.nhagiao.edu.vn)
2. Nguyễn Thành Ngọc Bảo. Bước đầu tìm hiểu khái niệm “Đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh. Tạp chí Khoa học- ĐHSPTPHCM, số 56/2014.
3. PGS.TS. Nguyễn Công Khanh. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực. Hà Nội, 2013.
4. Đổi mới kiểm tra, đánh học sinh theo hướng phát triển năng lực. ww.phuyen.edu.vn.

 

Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực

Gửi vào: 13:53 26/09/2016

Ths. Lê Thị Thanh Hà – Khoa Tự nhiên

1. Đặt vấn đề

Hiện nay chương trình giáo dục tiểu học nước ta đang xây dựng theo quan điểm tiếp cận năng lực và sẽ được thực hiện chương trình mới này từ năm học 2018 – 2019. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ đánh giá kiển thức thuần túy mà chủ yếu đánh giá các mức năng lực của học sinh đạt được sau khi thực hiện các hoạt động học tập. Theo đó, các trường Sư phạm cần đổi mới đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực trong đó có đổi mới khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đổi mới, song song với việc nâng cao chất lượng dạy học, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai cần được đổi mới cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bài viết tập trung vào tìm hiểu đánh giá môn toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực và đề xuất một số giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc thù của trường CĐSP Lào Cai, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Năng lực và đánh giá các năng lực môn Toán đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học

Năng lực

Có nhiều cách hiểu về khái niệm năng lực:

Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.

Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002).
Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của việc học tập và cuộc sống. [2]

Như vậy, từ khái niệm chung về năng lực, chúng ta có thể hiểu năng lực của sinh viên Cao đẳng Sư phạm chính là khả năng làm chủ những kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận dụng chúng một cách hợp lí vào dạy học và làm các công tác giáo dục ở các cơ sở giáo dục.

Đánh giá theo năng lực

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Đánh giá người học theo định hướng năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra, sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào đó [1]. Như vậy đánh giá theo năng lực đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện là người học cần phải có sản phẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đạt một chuẩn nào đó theo yêu cầu.

Đánh giá người học theo định hướng năng lực đặc biệt nhấn mạnh đến đánh giá quá trình học. Đánh giá quá trình học có thể thông qua: kết quả học tập, thành tích học tập của SV; khả năng trình bày miệng; sản phẩm học tập (bài tiểu luận, các phiếu học tập; hồ sơ học tập); các bài kiểm tra trên lớp; các kết quả quan sát trong quá trình học và tự đánh giá của người học.

Như vậy, theo quan điểm tiếp cận năng lực, việc đánh giá kết quả học tập của người học không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong các tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập của người học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện các mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của người học. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh người học có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho họ được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó họ vừa phải vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh hiện thực, ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học.

Các năng lực cần đánh giá đối với môn Toán ngành Giáo dục tiểu học

Môn Toán trong ngành Giáo dục Tiểu học vừa là môn khoa học cơ bản, vừa là môn học nghiệp vụ, có vị trí quan trọng trong trường sư phạm, trang bị cho SV những kiến thức cơ bản mang tính hiện đại, nâng cao năng lực Toán học nói chung, tạo được năng lực sư phạm của người giáo viên tiểu học nói riêng. Củng cố hệ thống và mở rộng những kiến thức toán học có liên quan đến nội dung môn Toán ở tiểu học tạo điều kiện cho SV có tầm nhìn khái quát về nội dung và cấu tạo chương trình Toán tiểu học, sv có khả năng thực hiện tốt chương trình, kế hoạch dạy tiểu học. Đồng thời trang bị cho SV cách thức chuyển tri thức giáo khoa sang tri thức dạy học thông qua các hoạt động và cách thức tổ chức các tình huống dạy học.

Có rất nhiều năng lực cần được đánh giá ở SV ngành Giáo dục tiểu học qua môn Toán như:

– Năng lực khoa học toán học gồm có: Năng lực tính toán, năng lực tư duy Toán học, năng lực mô hình hóa Toán học, năng lực giao tiếp Toán học, năng lực giải quyết vấn đề Toán học.

– Năng lực khoa học giáo dục môn toán gồm có: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực dạy học môn toán, năng lực giáo dục, năng lực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, năng lực phát triển cá nhân.

Để đánh giá được những năng lực trên GV cần xây dựng chương trình khung của ngành đào tạo, xây dựng chương trình các môn học, đề cương chi tiết theo chuẩn đầu ra của sản phẩm đào tạo; thiết kế được nội dung các bài kiểm tra, thi đánh giá; xây dựng các tiêu chí, thang đo để đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, khách quan; xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi phong phú, toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra đánh giá trong cả quá trình 3 năm học của SV.

3. Đề xuất một số giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai theo hướng tiếp cận năng lực

Kiểm tra đánh giá là khâu then chốt cuối cùng của qúa trình dạy học. Đây cũng là khâu quan trọng tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Để đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực ở trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

Một là, Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, SV trong nhà trường về công tác đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp.

Hai là, Nhà trường cần xây dựng kế hoạch đổi mới đồng bộ tất cả các khâu trong đào tạo ngành Giáo dục tiểu học, có thể xây dựng mô hình đào tạo thông qua các bước sau:

Bước 1: Xác định hoạt động nghề nghiệp và xây dựng chuẩn đầu ra của ngành Giáo dục tiểu học.

Bước 2: Xây dựng bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp của SV trong đó xác định hệ thống năng lực và chuẩn năng lực của ngành Giáo dục tiểu học bao gồm năng lực khoa học và năng lực nghề nghiệp; xác định các thành tố tạo nên năng lực trong đó có năng lực riêng và năng lực chung; xác định các chỉ số để đo lường được chuẩn năng lực.

Bước 3: Xây dựng bộ chuẩn đào tạo ngành Giáo dục tiểu học.

Bước 4: Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học bao gồm: Lập kế hoạch dạy học các học phần; Xây dựng chương trình chi tiết các học phần; Xây dựng đề cương bài giảng các học phần; Thiết kế hoạt động dạy học; Tổ chức hoạt động dạy học; Xây dựng ngân hàng hỗ trợ dạy học; Hoạt động thực tế ở trường tiểu học.

Bước 5: Đánh giá người học đáp ứng chuẩn năng lực nghề nghiệp. Cần xác định rõ: Các nguyên tắc đánh giá năng lực nghề nghiệp; Mục tiêu đánh giá năng lực nghề nghiệp; Phương pháp, cách thức, công cụ đánh giá. Từ đó xây dựng ngân hàng đề thi đáp ứng bộ chuẩn năng lực ngành học.

Ba là, GV cần đa dạng hóa các hình thức thi, kiểm tra đánh giá khác nhau trong quá trình dạy học như thi viết, vấn đáp, thực hành, trắc nghiệm, quan sát, soạn bài, thực tập ở trường Tiểu học, viết báo cáo thu hoạch, làm tiểu luận, thi giảng, chấm hồ sơ …, tăng cường áp dụng hình thức SV tự đánh giá mình và tự đánh giá lẫn nhau trong quá trình dạy học.

Bốn là, Nhà trường chỉ đạo cho GV tích cực làm đề tài nghiên cứu khoa học và tăng cường giao lưu với các cơ sở giáo dục đã thực hiện có hiệu quả đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực. Tạo dựng mối liên kết chặt chẽ giữa Nhà trường sư phạm với các trường Tiểu học trên địa bàn để SV xuống thực hành thực tập được thuận lợi.

Năm là, Tăng cường lấy ý kiến phản hồi của người dạy, người học và cơ sở có SV về thực tập theo định kì về công tác kiểm tra đánh giá, đặc biệt quan tâm đến ý kiến của CBQL, giáo viên hướng dẫn của các trường Tiểu học khi SV về thực tập.

4. Kết luận

Kiểm tra, đánh giá người học là một trong những khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Toán cho SV ngành Giáo dục ở trường CĐSP Lào Cai theo hướng tiếp cận năng lực người học là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục Tiểu học sau năm 2015. Một số biện pháp được nhóm tác giả nêu ở trên chắc chắn chưa đầy đủ, nhưng hy vọng góp phần giúp GV môn Toán và cán bộ quản lý trường học cải tiến khâu kiểm tra đánh giá, tạo ra tác động tích cực cho quá trình dạy học đồng thời thúc đẩy việc đổi mới đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Vũ Bích Hiền. Tiếp cận năng lực trong đánh giá giáo dục. (tài liệu tập huấn (Website tailieu.nhagiao.edu.vn)
2. Nguyễn Thành Ngọc Bảo. Bước đầu tìm hiểu khái niệm “Đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh. Tạp chí Khoa học- ĐHSPTPHCM, số 56/2014.
3. PGS.TS. Nguyễn Công Khanh. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực. Hà Nội, 2013.
4. Đổi mới kiểm tra, đánh học sinh theo hướng phát triển năng lực. ww.phuyen.edu.vn.

 


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Sử dụng “Broad Games” trong dạy kỹ năng nói tiếng Anh nhằm phát triển năng lực người học (29/09)
  • Sự chuyển di tiêu cực từ tiếng Mông sang tiếng Việt của học sinh tiểu học dân tộc Mông ở Lào Cai – Biện pháp khắc phục (28/09)
Các bài đã đăng
  • Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn (26/09)
  • Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt (20/09)
  • Một số băn khoăn về năng lực dạy học của học sinh sinh viên trong các trường Sư phạm hiện nay (30/05)
  • Nhận thức, thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đối với hoạt động nghiên cứu khoa học (29/05)
  • Mối liên hệ giữa nội dung học phần “Cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán” và nội dung dạy học toán ở trường tiểu học (17/03)
  • Đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong trường Sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (01/03)
  • Nghiệm thu đề tài, tập bài giảng và sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 (04/08)
  • Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN; năm học 2014-2015 (04/08)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin

– Phiếu xét tuyển cao đẳng chính quy
Phiếu ĐK dự tuyển cao đẳng liên thông CQ
Phiếu dự thi năng khiếu
Chi tiết Kế hoạch tuyển sinh 2016  
SĐT tư vấn TS: 020.3844881 
             hoặc 0983.098.860