Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt

I. Khái quát về công tác bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt ở nhà trường

Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là môn công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung là:

Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dậy học và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.

Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa: có tri thức, thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc…

Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt là nhiệm vụ chung của các nhà trường. Các thầy cô giáo đã thực hiện song song việc bồi dưỡng môn toán với môn tiếng Việt. Nội dung bồi dưỡng môn tiếng Việt ở Tiểu học do các thầy cô trực tiếp giảng dạy biên soạn dựa trên yêu cầu kiến thức quy định trong chương trình và kĩ năng cần rèn luyện theo các lớp và các tài liệu bổ trợ, nâng cao theo chương trình quy định của bộ giáo dục và đào tạo. Các dạng bài bồi dưỡng được chia tách thành ba mảng kiến thức lớn. Đó là: Phần từ và câu, phần cảm thụ và phần tập làm văn. Các nội dung này được lồng ghép trong các tiết dạy chính khóa và các tiết dạy tăng cường tiếng Việt vào buổi học thứ hai (buổi chiều). Ngoài ra, việc bồi dưỡng còn được lồng ghép trong các hoạt động của nhà trường như: Sinh hoạt câu lạc bộ các bạn yêu thích tiếng Việt; sân chơi câu lạc bộ môn tiếng việt; thi làm thơ, viết văn theo chủ đề, chủ điểm; Thi MC (thuyết trình) giỏi về chủ đề, chủ điểm; ghi chép sau đợt đi tham quan, thực tế từ tiết học ngoài thiên nhiên;…

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Xem ngay các tour du lịch dành riêng cho học sinh hấp dẫn tại https://dulichkhatvongviet.com/du-lich-hoc-sinh/

II. Những kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt

1. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt cho học sinh bắt đầu từ thao tác phát hiện những học sinh có năng khiếu bộ môn. Việc phát hiện và bồi dưỡng thường từ năm học sinh học lớp 2, khi mà môn tiếng Việt được tách ra thành các phân môn: Tập đọc, chính tả, tập viết, luyện từ và câu, kể chuyện và tập làm văn.

2. Việc bồi dưỡng sẽ tổ chức ở hai hình thức: bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng tập trung. Việc bồi dưỡng tại chỗ là trong mỗi tiết học các em đồng thời được làm các bài tập theo chương trình quy định và có một hệ thông bài tập riêng ngay trong tiết học đó, các em được thầy cô giao bài (Theo phương pháp dạy học theo góc), động viên, khuyến khích để các em hoàn thành bài tập. Bồi dưỡng tập trung thường dạy vào buổi học thứ hai vào tiết tăng cường tiếng Việt. Các em được học theo vành đai (Lớp học chỉ có riêng đối tượng học sinh khá giỏi của môn tiếng Việt).

3. Nội dung dạy bồi dưỡng tập trung như đã nêu trên được chia thành 3 mảng kiến thức: Phần từ và câu, phần cảm thụ và phần tập làm văn.

* Dạy phần Từ và câu:

Khi thiết kế các dạng bài tập về từ, cần cho học sinh biết phân biệt Từ loạiLoại từ tiếng Việt, các bài tập cần thiết kế theo hình thức tổng hợp kiến thức. Cụ thể: Sử dụng một văn bản là một bài thơ, bài văn hay một đoạn thơ đoạn văn thì hàm chứa trong văn bản ấy học sinh sẽ được giải quyết các câu hỏi, bài tập gồm cả kiến thức từ loại, loại từ; các kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

Việc dạy học sinh dựa vào khái niệm để phân biệt từ loại, loại từ là cơ bản. Ví dụ: danh từ là những từ chỉ tên…, động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái…Tính từ là từ chỉ tính chất…) nhưng bên cạnh đó cần dạy học sinh những thủ thuật để khi gặp những trường hợp sử dụng khái niệm chưa phân biệt được ngay. Cụ thể một thủ thuật hay sử dụng đó là khả năng kết hợp của từ loại:

– Đứng trước danh từ thường là từ chỉ lượng (tất cả, toàn bộ, hết thảy, một, hai, ba,…) và đứng sau danh từ thường là những từ chỉ định (này, kia, ấy, đó, nọ,…)

– Đứng trước động từ thường là các từ chỉ mệnh lênh, chỉ sự tiếp diễn,…(Đã, đang, sẽ, vẫn, cứ, còn, hãy, đừng, chớ,…)

– Đứng trước và sau tính từ là những từ chỉ mức độ (rất, hơi, quá, lắm, cự kì, …)

– Những danh từ chỉ khái niệm thường có Sự, nỗi, niềm đứng trước một tình từ hau một động từ (VD: Sự hy sinh, niềm vui, nỗi khổ,….)

– Những danh từ chỉ màu sắc là thường có Màu đứng trước một tính từ chỉ màu sắc (VD: Màu đỏ, màu tím, màu xanh lam,….)

Dạy cho học sinh phân biệt từ ghép và từ láy trong hộp từ phức cũng cần phải có mẹo, nếu không hàng loạt các từ ghép có hình thức giống nhau về mặt hình thức học sinh sẽ cho rằng đó là từ láy. Thường các từ ghép có nghĩa tổng hợp sẽ ở dạng phép cộng (VD: ăn + uống = ăn uống; trường + lớp = trường lớp) từ hai nét nghĩa, hai tiếng đứng cạnh nhau sẽ tạo ra một từ ghép có nghĩa tổng hợp. Dạy cho HS nắm bản chất đây chính là hai từ đơn nếu ở trong những văn cảnh chúng đứng biệt lập với nhau. Khi hai tiếng có quan hệ về hình thức bên ngoài ta phải đi xem xét về nghĩa. Khi Học + Hành = học hành thì Học hành không phải là láy âm. Từ ghép có nghĩa phân loại là những từ có một tiếng chỉ yếu tố chung loại lớn, những tiếng còn lại có tác dụng phân loại. (VD: hạt ngô, hạt thóc, hạt đỗ, hạt cải thì hạt – Chỉ chung còn ngô, thóc, đỗ, cải – phân loại. Từ láy chỉ có quan hệ về âm chứ không có quan hệ về nghĩa, thường từ láy có các dạng một tiếng có nghĩa từ vựng, các tiếng còn lại không có nghĩa từ vựng, chỉ khi chúng đứng cạnh nhau mới tạo ra một nghĩa (VD: Chăm (có) + chỉ (không) = chăm chỉ – Từ láy chăm chỉ mang nghĩa chỉ phẩm chất, đức tính tốt của con người) ; cũng có trường hợp từ láy hai tiếng cùng không mang nét nghĩa nào khi đứng cạnh nhau mới tạo ra nghĩa từ vựng (Long lanh, chấp chới, đủng đỉnh).

Để học sinh phân biệt đúng từ, tránh nhầm sang kết hợp nhóm từ, GV thiết kế dạng bài tập phân biệt từ và ngữ (Kết hợp các từ). Ví dụ: cửa xếp (từ) – xếp cửa (kết hợp 2 từ); bánh rán (từ) – rán bánh (kết hợp 2 từ)

Các bài tập về câu để học sinh xác định đúng các thành phần câu cần rèn cho HS thói quen sử dụng câu hỏi khi tìm các thành phần chính. Dùng câu hỏi Ai, Cái gì? Con gì? Vật gì? khi tìm TP chủ ngữ còn tìm bộ phận vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì?, Thế nào?, Làm sao?,…. Thiết kế các bài tập đa dạng, phong phú như: Thiết lập câu từ một số các từ ngữ đã cho, đảo từ ngữ để được câu, chuyển vị trí từ trong câu để tạo câu có cấu tạo ngữ pháp khác,…Dạy cho học sinh biết xác định nòng cốt của câu, các thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ giữ vai trò làm nòng cốt câu, từ đó HS có kĩ năng xác định chính xác thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu.

* Dạy phần cảm thụ

Bài tập cảm thụ đối với học sinh Tiểu học là một dạng bài tập tương đối khó. Yêu cầu dạng bài tập này thường thì học sinh phải nêu những suy nghĩ, cảm nhận hay nhận xét, nhận định về một sự vật, sự việc hay một vấn đề mang tính xã hội phù hợp với lứa tuổi. Để học sinh biết cách làm bài tập dạng này, GV dạy phải cho học sinh đọc kĩ để hiểu yêu cầu bài tập. Nếu là cảm thụ một văn bản đọc thì việc đầu tiên phải cho HS đọc hiểu văn bản, đọc xong phải ghi chép lại được nội dung, nghệ thuật mà người viết muốn chuyển tải trong văn bản. Từ nội dung, nghệ thuật ấy, người viết muốn chuyển tải ý nghĩa đẹp đẽ gì. Sau khi đã ghi chép lại được tất cả những điều đó, HS sắp xếp các ý để thành một đoạn cảm thụ hoàn chỉnh, đoạn viết có câu mở nêu vấn đề, các câu thân giải quyết vấn đề vừa nêu và cấu kết gói lại vấn đề đó. Còn nếu là dạng bài tập phải nhận xét, nhận định về một sự vật, sự việc hay một vấn đề mang tính xã hội phù hợp với lứa tuổi thì khó hơn hẳn, nội dung này vừa hàm chứa kiến thức vừa hàm chứa kĩ năng sống của học sinh. Chính vì vậy, tổ chức cho học sinh tham gia tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường chính là góp phần nâng cao chất lượng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở nội dung dạy cảm thụ.

* Dạy phần tập làm văn

Để học sinh có kĩ năng viết câu văn, đoạn văn và bài văn hay, ngày từ lớp 1, 2 GV dạy học sinh nói, viết thành câu. Đặt câu có từ ngữ cho trước, xắp xếp các câu đã cho thành đoạn. Phát hiện câu văn hay trong đoạn, chủ đề của đoạn văn,… Để học sinh viết được câu kể, đoạn văn kể theo chủ điểm, GV dạy tích hợp tốt các phân môn trong môn TV như trả lời câu hỏi trong phân môn tập đọc, kể chuyện theo tranh hay kể về một nội dung gần gũi với các em. Lên đến lớp 3, yêu cầu viết đoạn văn đến 10 câu, GV cần dạy cho học sinh biết viết đoạn dựa theo một kết cấu cụ thể, có như vậy học sinh mới viết đúng, viết đủ theo yêu cầu.

VD: Viết đoạn văn nói về một người trí thức mà em biết (8-10 câu)

Dạy học sinh viết theo trình tự sau:
+ 1- 2 câu mở: Giới thiệu về người trí thức
+ 7- 8 câu thân, trong đó:
– 3- 4 câu về hình dáng
– 4 – 5 câu nói về tính tình, hoạt động, công việc
+ 1- 2 câu kết: nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình.

Lên đến lớp 4,5 học sinh học các thể loại văn miêu tả và văn kể chuyện. GV cần cho học sinh nắm được cấu tạo của từng kiểu bài văn miêu tả, biết các quan sát đối tượng miêu tả, chọn lựa những nét tiêu biểu độc đáo của đối tượng miêu tả. Ghi chép lại cho cá nhân những điều mình cảm nhận được, biết chuyển từ tư duy quan sát thành những câu văn có hình ảnh gợi tả, gợi cảm; Sau đó sắp xếp thành trình tự miêu tả theo cấu tạo của từng kiểu bài.

Dạy học sinh văn kể chuyện thường dạy theo từng cấp độ tăng dần. Đầu tiên dạy kể lại câu chuyện đã đọc, sau đó mượn lời nhân vật trong câu chuyện để kể lại, nâng cao hơn là kể theo cốt chuyện đã cho, tưởng tượng để kể tiếp câu chuyện theo tình huống ban đầu cho trước. Chú ý dạy cho học sinh biết vận dụng văn miêu tả trong kể chuyện để bài kể chuyện hấp dẫn người nghe, người đọc.

Dạng bài tưởng tượng để kể tiếp câu chuyện theo tình huống ban đầu cho trước là dạng tương đối khó. Khi dạy loại bài này, GV cần dạy cho học sinh biết tư duy theo hướng mở, viết những điều mình tư duy theo tình huống ban đầu làm sao câu chuyên có đỉnh điểm, đạt tới cao trào; sau đó, cách giải quyết cao trào phải theo hướng có ý nghĩa giáo dục, mang lại kết cục tốt đẹp.

4. Động viên học sinh đọc sách truyện và các tạp chí liên quan đến bộ môn, đến cấp học để học sinh tự trau dồi vốn văn và những kĩ năng sống phục vụ cho môn học.

5. Mỗi học sinh cần có một sổ tay văn học để ghi chép những gì mà mình tiếp nhận được và coi đó là cẩm nang của bản thân mình.

Với những kinh nghiệm trên và với vai trò, ý nghĩa đặc biệt của môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học, hi vọng sẽ là những chia sẻ có ích đối với các đồng nghiệp trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

Trần Thị Thúy Nga- Giảng viên khoa Xã hội

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt

Gửi vào: 08:52 20/09/2016

I. Khái quát về công tác bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt ở nhà trường

Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là môn công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung là:

Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dậy học và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.

Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa: có tri thức, thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc…

Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt là nhiệm vụ chung của các nhà trường. Các thầy cô giáo đã thực hiện song song việc bồi dưỡng môn toán với môn tiếng Việt. Nội dung bồi dưỡng môn tiếng Việt ở Tiểu học do các thầy cô trực tiếp giảng dạy biên soạn dựa trên yêu cầu kiến thức quy định trong chương trình và kĩ năng cần rèn luyện theo các lớp và các tài liệu bổ trợ, nâng cao theo chương trình quy định của bộ giáo dục và đào tạo. Các dạng bài bồi dưỡng được chia tách thành ba mảng kiến thức lớn. Đó là: Phần từ và câu, phần cảm thụ và phần tập làm văn. Các nội dung này được lồng ghép trong các tiết dạy chính khóa và các tiết dạy tăng cường tiếng Việt vào buổi học thứ hai (buổi chiều). Ngoài ra, việc bồi dưỡng còn được lồng ghép trong các hoạt động của nhà trường như: Sinh hoạt câu lạc bộ các bạn yêu thích tiếng Việt; sân chơi câu lạc bộ môn tiếng việt; thi làm thơ, viết văn theo chủ đề, chủ điểm; Thi MC (thuyết trình) giỏi về chủ đề, chủ điểm; ghi chép sau đợt đi tham quan, thực tế từ tiết học ngoài thiên nhiên;…

II. Những kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt

1. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt cho học sinh bắt đầu từ thao tác phát hiện những học sinh có năng khiếu bộ môn. Việc phát hiện và bồi dưỡng thường từ năm học sinh học lớp 2, khi mà môn tiếng Việt được tách ra thành các phân môn: Tập đọc, chính tả, tập viết, luyện từ và câu, kể chuyện và tập làm văn.

2. Việc bồi dưỡng sẽ tổ chức ở hai hình thức: bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng tập trung. Việc bồi dưỡng tại chỗ là trong mỗi tiết học các em đồng thời được làm các bài tập theo chương trình quy định và có một hệ thông bài tập riêng ngay trong tiết học đó, các em được thầy cô giao bài (Theo phương pháp dạy học theo góc), động viên, khuyến khích để các em hoàn thành bài tập. Bồi dưỡng tập trung thường dạy vào buổi học thứ hai vào tiết tăng cường tiếng Việt. Các em được học theo vành đai (Lớp học chỉ có riêng đối tượng học sinh khá giỏi của môn tiếng Việt).

3. Nội dung dạy bồi dưỡng tập trung như đã nêu trên được chia thành 3 mảng kiến thức: Phần từ và câu, phần cảm thụ và phần tập làm văn.

* Dạy phần Từ và câu:

Khi thiết kế các dạng bài tập về từ, cần cho học sinh biết phân biệt Từ loạiLoại từ tiếng Việt, các bài tập cần thiết kế theo hình thức tổng hợp kiến thức. Cụ thể: Sử dụng một văn bản là một bài thơ, bài văn hay một đoạn thơ đoạn văn thì hàm chứa trong văn bản ấy học sinh sẽ được giải quyết các câu hỏi, bài tập gồm cả kiến thức từ loại, loại từ; các kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

Việc dạy học sinh dựa vào khái niệm để phân biệt từ loại, loại từ là cơ bản. Ví dụ: danh từ là những từ chỉ tên…, động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái…Tính từ là từ chỉ tính chất…) nhưng bên cạnh đó cần dạy học sinh những thủ thuật để khi gặp những trường hợp sử dụng khái niệm chưa phân biệt được ngay. Cụ thể một thủ thuật hay sử dụng đó là khả năng kết hợp của từ loại:

– Đứng trước danh từ thường là từ chỉ lượng (tất cả, toàn bộ, hết thảy, một, hai, ba,…) và đứng sau danh từ thường là những từ chỉ định (này, kia, ấy, đó, nọ,…)

– Đứng trước động từ thường là các từ chỉ mệnh lênh, chỉ sự tiếp diễn,…(Đã, đang, sẽ, vẫn, cứ, còn, hãy, đừng, chớ,…)

– Đứng trước và sau tính từ là những từ chỉ mức độ (rất, hơi, quá, lắm, cự kì, …)

– Những danh từ chỉ khái niệm thường có Sự, nỗi, niềm đứng trước một tình từ hau một động từ (VD: Sự hy sinh, niềm vui, nỗi khổ,….)

– Những danh từ chỉ màu sắc là thường có Màu đứng trước một tính từ chỉ màu sắc (VD: Màu đỏ, màu tím, màu xanh lam,….)

Dạy cho học sinh phân biệt từ ghép và từ láy trong hộp từ phức cũng cần phải có mẹo, nếu không hàng loạt các từ ghép có hình thức giống nhau về mặt hình thức học sinh sẽ cho rằng đó là từ láy. Thường các từ ghép có nghĩa tổng hợp sẽ ở dạng phép cộng (VD: ăn + uống = ăn uống; trường + lớp = trường lớp) từ hai nét nghĩa, hai tiếng đứng cạnh nhau sẽ tạo ra một từ ghép có nghĩa tổng hợp. Dạy cho HS nắm bản chất đây chính là hai từ đơn nếu ở trong những văn cảnh chúng đứng biệt lập với nhau. Khi hai tiếng có quan hệ về hình thức bên ngoài ta phải đi xem xét về nghĩa. Khi Học + Hành = học hành thì Học hành không phải là láy âm. Từ ghép có nghĩa phân loại là những từ có một tiếng chỉ yếu tố chung loại lớn, những tiếng còn lại có tác dụng phân loại. (VD: hạt ngô, hạt thóc, hạt đỗ, hạt cải thì hạt – Chỉ chung còn ngô, thóc, đỗ, cải – phân loại. Từ láy chỉ có quan hệ về âm chứ không có quan hệ về nghĩa, thường từ láy có các dạng một tiếng có nghĩa từ vựng, các tiếng còn lại không có nghĩa từ vựng, chỉ khi chúng đứng cạnh nhau mới tạo ra một nghĩa (VD: Chăm (có) + chỉ (không) = chăm chỉ – Từ láy chăm chỉ mang nghĩa chỉ phẩm chất, đức tính tốt của con người) ; cũng có trường hợp từ láy hai tiếng cùng không mang nét nghĩa nào khi đứng cạnh nhau mới tạo ra nghĩa từ vựng (Long lanh, chấp chới, đủng đỉnh).

Để học sinh phân biệt đúng từ, tránh nhầm sang kết hợp nhóm từ, GV thiết kế dạng bài tập phân biệt từ và ngữ (Kết hợp các từ). Ví dụ: cửa xếp (từ) – xếp cửa (kết hợp 2 từ); bánh rán (từ) – rán bánh (kết hợp 2 từ)

Các bài tập về câu để học sinh xác định đúng các thành phần câu cần rèn cho HS thói quen sử dụng câu hỏi khi tìm các thành phần chính. Dùng câu hỏi Ai, Cái gì? Con gì? Vật gì? khi tìm TP chủ ngữ còn tìm bộ phận vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì?, Thế nào?, Làm sao?,…. Thiết kế các bài tập đa dạng, phong phú như: Thiết lập câu từ một số các từ ngữ đã cho, đảo từ ngữ để được câu, chuyển vị trí từ trong câu để tạo câu có cấu tạo ngữ pháp khác,…Dạy cho học sinh biết xác định nòng cốt của câu, các thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ giữ vai trò làm nòng cốt câu, từ đó HS có kĩ năng xác định chính xác thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu.

* Dạy phần cảm thụ

Bài tập cảm thụ đối với học sinh Tiểu học là một dạng bài tập tương đối khó. Yêu cầu dạng bài tập này thường thì học sinh phải nêu những suy nghĩ, cảm nhận hay nhận xét, nhận định về một sự vật, sự việc hay một vấn đề mang tính xã hội phù hợp với lứa tuổi. Để học sinh biết cách làm bài tập dạng này, GV dạy phải cho học sinh đọc kĩ để hiểu yêu cầu bài tập. Nếu là cảm thụ một văn bản đọc thì việc đầu tiên phải cho HS đọc hiểu văn bản, đọc xong phải ghi chép lại được nội dung, nghệ thuật mà người viết muốn chuyển tải trong văn bản. Từ nội dung, nghệ thuật ấy, người viết muốn chuyển tải ý nghĩa đẹp đẽ gì. Sau khi đã ghi chép lại được tất cả những điều đó, HS sắp xếp các ý để thành một đoạn cảm thụ hoàn chỉnh, đoạn viết có câu mở nêu vấn đề, các câu thân giải quyết vấn đề vừa nêu và cấu kết gói lại vấn đề đó. Còn nếu là dạng bài tập phải nhận xét, nhận định về một sự vật, sự việc hay một vấn đề mang tính xã hội phù hợp với lứa tuổi thì khó hơn hẳn, nội dung này vừa hàm chứa kiến thức vừa hàm chứa kĩ năng sống của học sinh. Chính vì vậy, tổ chức cho học sinh tham gia tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường chính là góp phần nâng cao chất lượng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở nội dung dạy cảm thụ.

* Dạy phần tập làm văn

Để học sinh có kĩ năng viết câu văn, đoạn văn và bài văn hay, ngày từ lớp 1, 2 GV dạy học sinh nói, viết thành câu. Đặt câu có từ ngữ cho trước, xắp xếp các câu đã cho thành đoạn. Phát hiện câu văn hay trong đoạn, chủ đề của đoạn văn,… Để học sinh viết được câu kể, đoạn văn kể theo chủ điểm, GV dạy tích hợp tốt các phân môn trong môn TV như trả lời câu hỏi trong phân môn tập đọc, kể chuyện theo tranh hay kể về một nội dung gần gũi với các em. Lên đến lớp 3, yêu cầu viết đoạn văn đến 10 câu, GV cần dạy cho học sinh biết viết đoạn dựa theo một kết cấu cụ thể, có như vậy học sinh mới viết đúng, viết đủ theo yêu cầu.

VD: Viết đoạn văn nói về một người trí thức mà em biết (8-10 câu)

Dạy học sinh viết theo trình tự sau:
+ 1- 2 câu mở: Giới thiệu về người trí thức
+ 7- 8 câu thân, trong đó:
– 3- 4 câu về hình dáng
– 4 – 5 câu nói về tính tình, hoạt động, công việc
+ 1- 2 câu kết: nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình.

Lên đến lớp 4,5 học sinh học các thể loại văn miêu tả và văn kể chuyện. GV cần cho học sinh nắm được cấu tạo của từng kiểu bài văn miêu tả, biết các quan sát đối tượng miêu tả, chọn lựa những nét tiêu biểu độc đáo của đối tượng miêu tả. Ghi chép lại cho cá nhân những điều mình cảm nhận được, biết chuyển từ tư duy quan sát thành những câu văn có hình ảnh gợi tả, gợi cảm; Sau đó sắp xếp thành trình tự miêu tả theo cấu tạo của từng kiểu bài.

Dạy học sinh văn kể chuyện thường dạy theo từng cấp độ tăng dần. Đầu tiên dạy kể lại câu chuyện đã đọc, sau đó mượn lời nhân vật trong câu chuyện để kể lại, nâng cao hơn là kể theo cốt chuyện đã cho, tưởng tượng để kể tiếp câu chuyện theo tình huống ban đầu cho trước. Chú ý dạy cho học sinh biết vận dụng văn miêu tả trong kể chuyện để bài kể chuyện hấp dẫn người nghe, người đọc.

Dạng bài tưởng tượng để kể tiếp câu chuyện theo tình huống ban đầu cho trước là dạng tương đối khó. Khi dạy loại bài này, GV cần dạy cho học sinh biết tư duy theo hướng mở, viết những điều mình tư duy theo tình huống ban đầu làm sao câu chuyên có đỉnh điểm, đạt tới cao trào; sau đó, cách giải quyết cao trào phải theo hướng có ý nghĩa giáo dục, mang lại kết cục tốt đẹp.

4. Động viên học sinh đọc sách truyện và các tạp chí liên quan đến bộ môn, đến cấp học để học sinh tự trau dồi vốn văn và những kĩ năng sống phục vụ cho môn học.

5. Mỗi học sinh cần có một sổ tay văn học để ghi chép những gì mà mình tiếp nhận được và coi đó là cẩm nang của bản thân mình.

Với những kinh nghiệm trên và với vai trò, ý nghĩa đặc biệt của môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học, hi vọng sẽ là những chia sẻ có ích đối với các đồng nghiệp trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

Trần Thị Thúy Nga- Giảng viên khoa Xã hội

 

Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin

 

Các bài mới
  • Sử dụng “Broad Games” trong dạy kỹ năng nói tiếng Anh nhằm phát triển năng lực người học (29/09)
  • Sự chuyển di tiêu cực từ tiếng Mông sang tiếng Việt của học sinh tiểu học dân tộc Mông ở Lào Cai – Biện pháp khắc phục (28/09)
  • Đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực (26/09)
  • Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn (26/09)

 

Các bài đã đăng
  • Một số băn khoăn về năng lực dạy học của học sinh sinh viên trong các trường Sư phạm hiện nay (30/05)
  • Nhận thức, thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đối với hoạt động nghiên cứu khoa học (29/05)
  • Mối liên hệ giữa nội dung học phần “Cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán” và nội dung dạy học toán ở trường tiểu học (17/03)
  • Đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong trường Sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (01/03)
  • Nghiệm thu đề tài, tập bài giảng và sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 (04/08)
  • Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN; năm học 2014-2015 (04/08)
  • Tham dự Hội thảo khoa học quốc tế tại Tuyên Quang (28/05)
  • Tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông (28/05)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin

– Phiếu xét tuyển cao đẳng chính quy
Phiếu ĐK dự tuyển cao đẳng liên thông CQ
Phiếu dự thi năng khiếu
Chi tiết Kế hoạch tuyển sinh 2016 
SĐT tư vấn TS: 020.3844881
hoặc 0983.098.860