Đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong trường Sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Giảng viên: Mạc Thị Mai
Khoa Tự nhiên-Trường CĐSP Lào Cai

 

 Tóm tắt

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học nội dung gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh làm được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở các trường Sư phạm, nơi đào tạo đội ngũ nhà giáo, nhằm mục tiêu phục vụ sự đổi mới ở trường phổ thông thì sự đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong  trường sư phạm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi nó góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo, giải pháp then chốt bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

2. NỘI DUNG.

 Để đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong trường Sư phạm thì nhiệm vụ mà nhà trường và các khoa, tổ chuyên môn cần phải làm đó là:

Đào tạo cách dạy phương pháp học

Đã có một thời gian dài, chương trình đào tạo các trường Sư phạm tập trung chuẩn bị cho người giáo viên tương lai nắm vững hoạt động dạy, những phương pháp, kĩ năng tổ chức thực hiện hoạt động dạy.

Ngày nay, sinh viên sư phạm không chỉ lo học cách dạy mà còn phải chuẩn bị tốt để dạy cách học. Vấn đề quan tâm nhất, để những giáo viên phổ thông tương lai biết dạy cách học là: mỗi giảng viên sư phạm phải thường xuyên rèn luyện cho sinh viên kĩ năng tự học thông qua bộ môn mình phụ trách.

Phát triển khả năng tự học là một trong những nhiệm vụ cơ bản của hoạt động dạy học nói chung và của đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam hiện nay. Điều này sẽ làm cho người học có thời gian và cơ hội để thu nhận, sàng lọc, chuyển hóa thông tin và phát triển các kĩ năng (năng lực hành động).

Theo quan điểm sư phạm tương tác, người học nếu có 3 tố chất quan trọng: Động cơ học tập, trách nhiệm học tập và chủ động trong quá trình học tập, sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình tự học. Vì vậy, để rèn luyện kĩ năng tự học cho sinh viên, trước hết phải bồi dưỡng 3 tố chất trên cho họ.

Tự học phải là công việc tự giác do nhận thức đúng vai trò quyết định của nó đến sự tích lũy kiến thức cho bản thân, cho sự phát triển và tiến bộ của mình.

Tự học đòi hỏi phải có ý chí, phải tranh thủ thời gian, khắc phục thói quen lười biếng, và phải đảm bảo cho quá trình tự học được liên tục thì mới đạt đến kết quả mong muốn. 

Hình thành hệ thống kỹ năng nghiệp vụ sư phạm

Năng lực sư phạm chính là năng lực lao động chuyên biệt, là khả năng truyền thụ tri thức, kinh nghiệm và chuyển tải tri thức vào trong sản phẩm của quá trình GD&ĐT nhanh và hiệu quả nhất. Đồng thời, gợi mở, tạo ra cho người học niềm tin, lòng say mê hứng thú học tập và rèn luyện. Vì vậy trường/khoa, tổ sư phạm phải tạo ra và phát triển những con người có nghề nghiệp. Làm như vậy, để giúp người học biết suy nghĩ, phê phán, đánh giá và hành động đúng đắn; Biết cách học độc lập và suốt đời; biết tạo nghiệp và phát huy các năng lực cá nhân; biết chung sống, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; biết chấp nhận rủi ro và đương đầu với mạo hiểm; biết sáng tạo và thích ứng với những đổi mới của thực tiễn giáo dục.

Công việc phải làm ngay là xác định các mặt hoạt động nghề nghiệp của giáo viên để đưa ra các năng lực cơ bản cần đào tạo ban đầu ở trường/khoa sư phạm.

Trong bối cảnh hội nhập với những biến đổi sâu sắc của nghề dạy học, các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cần hình thành ở người giáo viên phổ thông là:

Kĩ năng làm việc với sách giáo khoa, kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, kĩ năng giao tiếp, hộinhập, kĩ năng gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, gắn lí luận với thựctiễn địa phương, kĩ năng định hướng, kế hoạch hóa, kiểm tra, tự kiểmtra, đánh giá, tự đánh giá…Căn cứ vào hệ thống các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm này, trường/khoa sẽ cụ thể hóa mục tiêu thành các năng lực đòi hỏi ở một sinhviên tốt nghiệp theo từng ngành, từng bộ môn ( chuẩn đầu ra về lĩnh vực này). Sau đó, tất cả các giảng viên dù được phân công dạy chuyên môn hay nghiệp vụ đều tham gia thực hiện ở mức độ phù hợp với giáo trình mình phụ trách, thể hiện trong khâu bài giảng, kiểm tra đánh giá và hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp.

Giải quyết các vấn đề trong những bài học ở nhà trường sư phạm cũng nên xem như giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nhờ vậy, sinh viên tốt nghiệp khỏi bở ngỡ khi bước vào đời sống thực tế phong phú; và ở một góc độ nào đó, khi họ ra trường khỏi phải mất công đào tạo tiếp từ thực tế cuộc sống và công việc.

Bồi dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng hợp tác

Cuộc sống của con người, suy đến cùng, là một chuỗi liên tục giải quyết vấn đề. Càng giải quyết tốt các vấn đề bao nhiêu, chất lượng cuộc sống của con người càng có nhiều cơ hội được nâng cao bấy nhiêu. Không nên xem nhà trường như một “ốc đảo”; mà nên xem nhà trường chính là cuộc sống, các vấn đề thực tế cuộc sống được phản ánh vào nhà trường dưới một lăng kính đủ để cho người học tiếp cận theo cách phù hợp với lứa tuổi của mình. Đồng thời, trong phạm vi cụ thể, sự hợp tác tạo nên nhiều thành tựu quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kĩ năng hợp tác cần được rèn luyện ngay trong trường/khoa sư phạm thông qua từng bài học, từng việc làm cụ thể. Đến lượt mình, chính các giáo viên tương lai này lại dạy cho học sinh phổ thông của mình cách hợp tác trong học tập và cuộc sống. Những kĩ năng hợp tác mà các trường sư phạm cần quan tâm rèn luyện cho sinh viên là:

+ Hợp tác với đồng nghiệp: Thể hiện ở giao tiếp, hợp tác, thỏa hiệp, giải quyết vấn đề. Để có được những kinh nghiệm này, sinh viên cần trang bị cho mình kiến thức về lĩnh vực giao tiếp, biết được các “kĩ thuật”phản hồi, biết cách quan sát, trao đổi với đồng nghiệp trong quá trình làm việc, đảm bảo hiệu quả công việc của mình; có thái độ hợp tác, xâydựng, thân thiện, tôn trọng đồng nghiệp và cần biết chia sẻ với đồng nghiệp.

+ Hợp tác với môi trường làm việc: Trong quá trình lao động sư phạm, người giáo viên tương lai cần biết cách phối hợp với phụ huynh học sinh, các cơ sở mà nhà trường có quan hệ; đảm bảo các hoạt động chuyên môn phải kết hợp với các hoạt động chuyên môn khác ngoài trường. Muốn vậy, sinh viên sư phạm phải trang bị cho mình kiến thức nền tảng về văn hoá, môi trường xã hội; nắm được các nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động, các chính sách giáo dục;

+ Xác định được thực trạng cơ sở vật chất của giáo dục phổ thông để từ đó tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả; có thái độ thân thiện, hợp tác, xây dựng đối với các cơ sở và tổ chức ngoài trường, có khả năng thích ứng, sáng tạo và linh hoạt trong khi tiến hành các hoạt động giáo dục.

Nâng cao nhận thức hoạt động phê bình và tự phê bình

Lao động của giáo viên đòi hỏi phải linh hoạt, sáng tạo để đáp ứng đòi hỏi của xã hội và cá nhân người học.

Chính vì vậy, người sinh viên cũng như người giáo viên tương lai cần không ngừng trau dồi phẩm chất nghề nghiệp và năng lực chuyên môn; tự nhìn nhận, đánh giá bản thân mình, có khả năng phê bình và tự phê bình;biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, có thái độ sẵn sàng điều chỉnh hành vi của bản thân.

Đồng thời, phải luôn độ cầu thị, không ngừng tự học, học tập đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực của bản thân.

3. KẾT LUẬN

Để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và nền kinh tế thị trường đối với nguồn nhân lực, nhà trường/khoa,tổ cần chú trọng trang bị cho sinh viên sư phạm: phương pháp học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tư duy, phương pháp áp dụng kiến thức đã học vào công việc cụ thể; Rèn luyện các kỹ năng nghề, kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ môi trường, đạo đức nghề nghiệp cho người học, từng bước góp phần phát triển năng lực tư duy và khát vọng cống hiến của sinh viên sư phạm. Những điều này phải được cụ thể hóa ở chuẩn đầu ra các ngành đào tạo.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần đưa vào nội dung đào tạo các kiến thức thực tiễn từ các cơ sở giáo dục; Các ngành đào tạo giáo viên gắn kết chặt chẽ với chương trình phổ thông; Khắc phục triệt để tình trạng: “Chưa được biết thấu đáo cái cần biết, biết sai cái cần biết hoặc biết cái chưa cần biết”; Tạo động lực học tập và nghiên cứu đối với người học, nhằm chủ động trước một bước đối với nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng giáo viên trong từng giai đoạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Chương trình đào tạo, cơ chế quản lý, phương pháp giảng dạy… cũng cần kết hợp hiệu quả với vai trò của người thầy, chỉ khi ấy thì công cuộc đổi mới đạt kết quả như mong muốn.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông -2007, 2008, 2009

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu Hội thảo Xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới – những vấn đề đặt ra và giải pháp, 2014.

[3].  Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức, Lý luận dạy học Đại học, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2010.

[4]. Nguyễn Cảnh Toàn – Lê Khánh Bằng, Phương pháp dạy và học đại học, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009.

 

Đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong trường Sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Gửi vào: 21:52 01/03/2016

Giảng viên: Mạc Thị Mai
Khoa Tự nhiên-Trường CĐSP Lào Cai

 

 Tóm tắt

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học nội dung gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh làm được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở các trường Sư phạm, nơi đào tạo đội ngũ nhà giáo, nhằm mục tiêu phục vụ sự đổi mới ở trường phổ thông thì sự đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong  trường sư phạm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi nó góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo, giải pháp then chốt bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục.

2. NỘI DUNG.

 Để đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trong trường Sư phạm thì nhiệm vụ mà nhà trường và các khoa, tổ chuyên môn cần phải làm đó là:

Đào tạo cách dạy phương pháp học

Đã có một thời gian dài, chương trình đào tạo các trường Sư phạm tập trung chuẩn bị cho người giáo viên tương lai nắm vững hoạt động dạy, những phương pháp, kĩ năng tổ chức thực hiện hoạt động dạy.

Ngày nay, sinh viên sư phạm không chỉ lo học cách dạy mà còn phải chuẩn bị tốt để dạy cách học. Vấn đề quan tâm nhất, để những giáo viên phổ thông tương lai biết dạy cách học là: mỗi giảng viên sư phạm phải thường xuyên rèn luyện cho sinh viên kĩ năng tự học thông qua bộ môn mình phụ trách.

Phát triển khả năng tự học là một trong những nhiệm vụ cơ bản của hoạt động dạy học nói chung và của đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam hiện nay. Điều này sẽ làm cho người học có thời gian và cơ hội để thu nhận, sàng lọc, chuyển hóa thông tin và phát triển các kĩ năng (năng lực hành động).

Theo quan điểm sư phạm tương tác, người học nếu có 3 tố chất quan trọng: Động cơ học tập, trách nhiệm học tập và chủ động trong quá trình học tập, sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình tự học. Vì vậy, để rèn luyện kĩ năng tự học cho sinh viên, trước hết phải bồi dưỡng 3 tố chất trên cho họ.

Tự học phải là công việc tự giác do nhận thức đúng vai trò quyết định của nó đến sự tích lũy kiến thức cho bản thân, cho sự phát triển và tiến bộ của mình.

Tự học đòi hỏi phải có ý chí, phải tranh thủ thời gian, khắc phục thói quen lười biếng, và phải đảm bảo cho quá trình tự học được liên tục thì mới đạt đến kết quả mong muốn. 

Hình thành hệ thống kỹ năng nghiệp vụ sư phạm

Năng lực sư phạm chính là năng lực lao động chuyên biệt, là khả năng truyền thụ tri thức, kinh nghiệm và chuyển tải tri thức vào trong sản phẩm của quá trình GD&ĐT nhanh và hiệu quả nhất. Đồng thời, gợi mở, tạo ra cho người học niềm tin, lòng say mê hứng thú học tập và rèn luyện. Vì vậy trường/khoa, tổ sư phạm phải tạo ra và phát triển những con người có nghề nghiệp. Làm như vậy, để giúp người học biết suy nghĩ, phê phán, đánh giá và hành động đúng đắn; Biết cách học độc lập và suốt đời; biết tạo nghiệp và phát huy các năng lực cá nhân; biết chung sống, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; biết chấp nhận rủi ro và đương đầu với mạo hiểm; biết sáng tạo và thích ứng với những đổi mới của thực tiễn giáo dục.

Công việc phải làm ngay là xác định các mặt hoạt động nghề nghiệp của giáo viên để đưa ra các năng lực cơ bản cần đào tạo ban đầu ở trường/khoa sư phạm.

Trong bối cảnh hội nhập với những biến đổi sâu sắc của nghề dạy học, các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cần hình thành ở người giáo viên phổ thông là:

Kĩ năng làm việc với sách giáo khoa, kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, kĩ năng giao tiếp, hộinhập, kĩ năng gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, gắn lí luận với thựctiễn địa phương, kĩ năng định hướng, kế hoạch hóa, kiểm tra, tự kiểmtra, đánh giá, tự đánh giá…Căn cứ vào hệ thống các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm này, trường/khoa sẽ cụ thể hóa mục tiêu thành các năng lực đòi hỏi ở một sinhviên tốt nghiệp theo từng ngành, từng bộ môn ( chuẩn đầu ra về lĩnh vực này). Sau đó, tất cả các giảng viên dù được phân công dạy chuyên môn hay nghiệp vụ đều tham gia thực hiện ở mức độ phù hợp với giáo trình mình phụ trách, thể hiện trong khâu bài giảng, kiểm tra đánh giá và hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp.

Giải quyết các vấn đề trong những bài học ở nhà trường sư phạm cũng nên xem như giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nhờ vậy, sinh viên tốt nghiệp khỏi bở ngỡ khi bước vào đời sống thực tế phong phú; và ở một góc độ nào đó, khi họ ra trường khỏi phải mất công đào tạo tiếp từ thực tế cuộc sống và công việc.

Bồi dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng hợp tác

Cuộc sống của con người, suy đến cùng, là một chuỗi liên tục giải quyết vấn đề. Càng giải quyết tốt các vấn đề bao nhiêu, chất lượng cuộc sống của con người càng có nhiều cơ hội được nâng cao bấy nhiêu. Không nên xem nhà trường như một “ốc đảo”; mà nên xem nhà trường chính là cuộc sống, các vấn đề thực tế cuộc sống được phản ánh vào nhà trường dưới một lăng kính đủ để cho người học tiếp cận theo cách phù hợp với lứa tuổi của mình. Đồng thời, trong phạm vi cụ thể, sự hợp tác tạo nên nhiều thành tựu quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kĩ năng hợp tác cần được rèn luyện ngay trong trường/khoa sư phạm thông qua từng bài học, từng việc làm cụ thể. Đến lượt mình, chính các giáo viên tương lai này lại dạy cho học sinh phổ thông của mình cách hợp tác trong học tập và cuộc sống. Những kĩ năng hợp tác mà các trường sư phạm cần quan tâm rèn luyện cho sinh viên là:

+ Hợp tác với đồng nghiệp: Thể hiện ở giao tiếp, hợp tác, thỏa hiệp, giải quyết vấn đề. Để có được những kinh nghiệm này, sinh viên cần trang bị cho mình kiến thức về lĩnh vực giao tiếp, biết được các “kĩ thuật”phản hồi, biết cách quan sát, trao đổi với đồng nghiệp trong quá trình làm việc, đảm bảo hiệu quả công việc của mình; có thái độ hợp tác, xâydựng, thân thiện, tôn trọng đồng nghiệp và cần biết chia sẻ với đồng nghiệp.

+ Hợp tác với môi trường làm việc: Trong quá trình lao động sư phạm, người giáo viên tương lai cần biết cách phối hợp với phụ huynh học sinh, các cơ sở mà nhà trường có quan hệ; đảm bảo các hoạt động chuyên môn phải kết hợp với các hoạt động chuyên môn khác ngoài trường. Muốn vậy, sinh viên sư phạm phải trang bị cho mình kiến thức nền tảng về văn hoá, môi trường xã hội; nắm được các nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động, các chính sách giáo dục;

+ Xác định được thực trạng cơ sở vật chất của giáo dục phổ thông để từ đó tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả; có thái độ thân thiện, hợp tác, xây dựng đối với các cơ sở và tổ chức ngoài trường, có khả năng thích ứng, sáng tạo và linh hoạt trong khi tiến hành các hoạt động giáo dục.

Nâng cao nhận thức hoạt động phê bình và tự phê bình

Lao động của giáo viên đòi hỏi phải linh hoạt, sáng tạo để đáp ứng đòi hỏi của xã hội và cá nhân người học.

Chính vì vậy, người sinh viên cũng như người giáo viên tương lai cần không ngừng trau dồi phẩm chất nghề nghiệp và năng lực chuyên môn; tự nhìn nhận, đánh giá bản thân mình, có khả năng phê bình và tự phê bình;biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, có thái độ sẵn sàng điều chỉnh hành vi của bản thân.

Đồng thời, phải luôn độ cầu thị, không ngừng tự học, học tập đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực của bản thân.

3. KẾT LUẬN

Để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và nền kinh tế thị trường đối với nguồn nhân lực, nhà trường/khoa,tổ cần chú trọng trang bị cho sinh viên sư phạm: phương pháp học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tư duy, phương pháp áp dụng kiến thức đã học vào công việc cụ thể; Rèn luyện các kỹ năng nghề, kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ môi trường, đạo đức nghề nghiệp cho người học, từng bước góp phần phát triển năng lực tư duy và khát vọng cống hiến của sinh viên sư phạm. Những điều này phải được cụ thể hóa ở chuẩn đầu ra các ngành đào tạo.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần đưa vào nội dung đào tạo các kiến thức thực tiễn từ các cơ sở giáo dục; Các ngành đào tạo giáo viên gắn kết chặt chẽ với chương trình phổ thông; Khắc phục triệt để tình trạng: “Chưa được biết thấu đáo cái cần biết, biết sai cái cần biết hoặc biết cái chưa cần biết”; Tạo động lực học tập và nghiên cứu đối với người học, nhằm chủ động trước một bước đối với nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng giáo viên trong từng giai đoạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Chương trình đào tạo, cơ chế quản lý, phương pháp giảng dạy… cũng cần kết hợp hiệu quả với vai trò của người thầy, chỉ khi ấy thì công cuộc đổi mới đạt kết quả như mong muốn.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông -2007, 2008, 2009

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu Hội thảo Xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới – những vấn đề đặt ra và giải pháp, 2014.

[3].  Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức, Lý luận dạy học Đại học, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2010.

[4]. Nguyễn Cảnh Toàn – Lê Khánh Bằng, Phương pháp dạy và học đại học, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009.

 


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Một số băn khoăn về năng lực dạy học của học sinh sinh viên trong các trường Sư phạm hiện nay (30/05)
  • Nhận thức, thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai đối với hoạt động nghiên cứu khoa học (29/05)
  • Mối liên hệ giữa nội dung học phần “Cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán” và nội dung dạy học toán ở trường tiểu học (17/03)
Các bài đã đăng
  • Nghiệm thu đề tài, tập bài giảng và sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 (04/08)
  • Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN; năm học 2014-2015 (04/08)
  • Tham dự Hội thảo khoa học quốc tế tại Tuyên Quang (28/05)
  • Tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến trường phổ thông (28/05)
  • Trò chơi A quý (Đu quay) của dân tộc Hà Nhì (30/03)
  • Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học trong đào tạo theo tín chỉ đối với sinh viên (17/03)
  • Tính nguyên hợp với việc nghiên cứu tác phẩm văn học dân gian (03/03)
  • Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình trường học Việt Nam mới (VNE) tại các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (12/02)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin