Chân dung người lính Cụ Hồ được tạc nên bằng những câu hát!

Hồi còn là cô bé tí xíu, trong 1 buổi được mẹ dắt đi xem biểu diễn văn nghệ tại 1 doanh trại bộ đội đóng gần cơ quan của mẹ, tôi như bị hút hồn vào giai điệu trầm hùng, ngân vang cùng màn múa minh họa với phục trang là lạ- áo trấn thủ, mũ lưới, lá ngụy trang dắt lưng với các động tác khỏe khoắn, nhịp nhàng của các chú bộ đội kéo pháo vào trận địa. Điệp khúc Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi…cứ ngân mãi trong tâm trí tôi và nó còn trở đi trở lại trong những giấc mơ không đầu không cuối của con trẻ. Tôi thấy chú bộ đội thật đẹp, thật oai. Dường như lúc nào nghĩ đến chú là nghĩ đến một sân khấu sáng lòa ánh đèn, rộn rã đàn sáo, tràn đầy màu sắc rực rỡ và âm thanh sống động, vui tươi.

Và đó là cảm nhận đầu đời về chân dung người lính Cụ Hồ!

Hết tuổi mẫu giáo, đi học ở trường phổ thông, biết chữ, được đọc nhiều, học nhiều hơn, tôi ngộ ra 1 điều- hóa ra cảm nhận của tôi mới chỉ một chiều, giản đơn về chú bộ đội qua 1 buổi xem biểu diễn văn nghệ, rằng chú bộ đội còn hấp dẫn vạn lần so với cảm nhận thời tấm bé. Đấy là những con người bằng xương bằng thịt rất đỗi thân quen, giản dị nhưng cũng đầy chiều sâu cảm xúc cần khám phá, đặc biệt là khi chân dung của họ hiện lên qua những câu hát.

Anh chiến sĩ trong bài hát Nhạc rừng của nhạc sĩ Hoàng Hiệp hiện lên thật hồn nhiên, vô tư: Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng. Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang. Cây rừng rộn tiếng theo lời ca mênh mông… Một mình mà không hề cô độc. Rất vui vẻ vì anh hòa mình vào thiên nhiên, coi thiên nhiên là người bạn tâm giao. Ai mà không bật cười vì cái lạc quan trong trẻo ấy!

 

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Họ là những con người có trái tim nồng ấm yêu thương: tình cảm chân thành nhưng e ấp dịu ngọt- Nào ai đã một lần dám nói. Hương bưởi thơm cho lòng bối rối…Hai người chia tay chưa nói được điều chi. Mà hương thầm theo mãi bước người đi…Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu…(Hương thầm- Phan Thị Thanh Nhàn). Trong anh tân binh trước ngày ra trận vẫn thấp thoáng đó đây bóng dáng của cậu học trò mới lớn với mối tình đầu câm lặng: Mối tình đầu của tôi,… là bài thơ nằm hoài trong vở, giữa giờ chơi mang đến lại mang về…Ai cũng hiểu chỉ 1 người không hiểu, nên có 1 gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ…(Phượng hồng- Vũ Hoàng)

Giản dị qua màu áo xanh, màu của bình yên,  quê hương đất nước : Mầu áo chú bộ đội, mới trông là mầu xanh. Như mầu lá trên cành, trộn vào mầu xanh rêu đá. Mầu áo chú bộ đội, đi trên đường cát bụi. Lại ánh sắc mầu vàng, có mầu đỏ đất núi. Xen nâu đất đường làng. Mầu áo thân thương, khó đổi mầu qua mưa nắng. Như tình sâu nghĩa nặng, chẳng thay đổi bao giờ (Màu áo chú bộ đội- Nguyễn Văn Tý). Hành trang của người chiến sĩ: Cuộc đời chiến sĩ giản dị thật đáng yêu. Một chiếc ba-lô, một khẩu súng trường, một ngôi sao trên mũ. Cuộc đời chiến sĩ giản dị thật đáng yêu. Một túi lương khô, một tấm vải dù, một đôi dép cao su (Trái tim người chiến sĩ- Trần Viết Được).

Cũng lãng mạn, mộng mơ và tự hào về nơi họ đang sống, chiến đấu: Hoa sim, hoa sim. Nơi đây dù bão giông không phai màu trong ta,.. sắc lá vẫn xanh cánh tím nhớ mong, hoa sim ơi màu sắc quê hương, ơi màu tím yêu thương (Hoa sim biên giới- Việt Hương).

Khi ra mặt trận, hậu phương không chỉ là nơi tiếp thêm nguồn nhân lực, vật lực cho tiền tuyến: Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạo. Đời mẹ nghèo trông áo rách nên thương!…Trong lòng anh chiến sĩ, hậu phương là niềm tri ân với tấm lòng biết ơn sâu sắc: Lạ kì thay con đi như thế. Bỗng khi nào chợt nhớ hậu phương, thì đường đang xa mà đôi chân con khỏe. Trái tim này rực cháy yêu thương! (Tấm áo mẹ vá năm xưa- Nguyễn Văn Tý). Và nơi sâu thẳm trong tâm khảm người lính, hậu phương còn có một bóng hồng được anh lính dành cho tình cảm êm dịu nhất: Khi mặt trận bình yên, anh lính về thăm phố. Cô gái vừa tan ca. Họ hẹn nhau, và chờ nhau. Cùng khát khao hạnh phúc. Họ đón nhau và mùa xuân cũng theo về…(Mùa xuân bên cửa sổ- Xuân Hồng). Rồi niềm yêu thương vẫn theo anh trên mọi nẻo đường ra trận: Khi tạm biệt mùa xuân anh lính về biên giới cô gái vào ca ba. Họ tạm xa từng ngày qua cùng thiết tha thầm nhớ. Họ vững tin rồi mùa xuân cũng quay về (Mùa xuân bên cửa sổ-Xuân Hồng)

Với các anh tân binh, tiền tuyến là cái phía trước. Rất hăng hái, náo nức vì các anh xác định chiến đấu vì lý tưởng dân tộc: Trường Sơn ơi, nơi núi mờ xa mà ta chưa qua, có suối reo, có gió ngàn cây có dốc cao vực sâu mất lối. mây trắng quyện dưới chân bước bồi hồi, có nắng lửa đốt thiêu vách núi … Trường Sơn ơi, ta đã lên đường. khi lửa tiền phương đang nhắc ta gấp bước đường xa. Khi thù giặc cướp nước cháy bỏng trong lòng ta (Chiếc gậy Trường Sơn- Phạm Tuyên).

Mặt trận tuy gian khổ nhưng vẫn có cái hấp dẫn: Đường ra trận mùa này

đẹp lắm, Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây…. Vô tư trong trẻo và đầy niềm say mê công việc. Mặc dù lúc đầu nhận nhiệm vụ anh nuôi, chàng lính mới ngượng ngùng xấu hổ nên giấu biệt xuất xứ: Tên tôi là…là tôi không nói. Khi xác định được tư tưởng: Xe không dầu, xe nào đi cho. Cơm canh ngọt ấy là tôi lo. Cho dù cấp tướng đến anh binh nhì. Đều có bọn mình dẻo cơm canh ngọt. Tăng sức mạnh đánh giặc kia càng thêm hăng. Chiến thắng nào đều có công anh nuôi.…thì anh tự hào giới thiệu về mình: Tên tôi là…là…Là Lê Anh Nuôi, Là Lê Anh Nuôi, Là Lê… Anh Nuôi (Tên tôi là Lê Anh Nuôi- Đàm Thanh)

Thật nao lòng trước cái gian khổ khó khăn mà người lính phải đối mặt: Đói rét trong những ngày đầu kháng chiến- Gió hút theo mây người nào đem manh áo tới đây cho người lính đêm đông này …Tấm áo xông pha mùa lạnh che thân chiến sĩ ta, đây là áo nơi quê nhà (Áo mùa đông- Đỗ Nhuận), Nơi biên cương rừng sâu anh âm thầm chịu đựng gió sương…(Trái tim người chiến sĩ- Trần Viết Được). Cái khắc nghiệt của khí hậu, cái nguy hiểm khi đối mặt với kẻ thù: Rừng âm u mây núi mênh mông. Ngày nắng cháy, đêm giá lạnh đầy. Rừng mờ sương khuya bóng tối quân thù trước mặt, nặng tình non sông anh dâng tròn tuổi đời thanh (Hát về anh- Thế Hiển). Là sự hòa quyện giữa ý chí và tình cảm, giữa tinh thần và cảm xúc : Đảng cho anh một trái tim. Một trái tim biết yêu tha thiết đất nước quê hương. Một trái tim biết căm thù quân xâm lược. Một trái tim rực lửa anh hùng…Có gì đẹp bằng trái tim, đẹp bằng trái tim người chiến sĩ. Có gì đẹp bằng trái tim, đẹp bằng trái tim…Người chiến sĩ Việt Nam (Trái tim người chiến sĩ- Trần Viết Được)

 

 

 

Vượt lên tất cả, người chiến sĩ trở nên dũng mãnh phi thường: quần nhau với giặc, áo con rách thêm nên các mẹ già lại phải thức thâu đêm vá áo (Tấm áo mẹ vá năm xưa – Nguyễn Văn Tý), Dẫu có những gian lao dẫu có những nhọc nhằn, mang trong trái tim anh trọn niềm tin (Trái tim người chiến sĩ- Trần Viết Được)

Không có chiến thắng nào không có mất mát, hy sinh: Này người ơi có thấy phút nào, từng bạn tôi anh dũng máu trào, màu cờ loang trên áo. Này người ơi có thấy phút nào, từng đoàn quân khâu áo nhuốm đào, thành cờ cuốn lên cao (Áo mùa đông- Đỗ Nhuận). Sự hy sinh của người lính rất anh dũng, đau thương nhưng không hề bi lụy, một sự ra đi mà bất tử, cái chết của họ tiếp thêm sức mạnh cho người đang sống, nó thúc giục mọi người tiến lên: Gương người dũng cảm đi vào lịch sử vang vọng lại lời ca lớp lớp lên đường để trở thành tư thế Việt Nam tự hào thế hệ. Anh giải phóng quân ơi tên anh đã thành tên đất nước tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân từ (Dáng đứng Việt Nam-Đang Dung), Tỏa sáng dịu dàng, một khúc tình ca đợi chờ, theo anh theo anh trên những con đường xa, ru anh ru anh trong những đêm vời xa vời xa (Chiếc vòng cầu hôn-Trần Tiến).

Hòa bình lập lại, chiến tranh lùi xa, anh bộ đội- thương binh trở về cuộc sống đời thường: Vết chân tròn vẫn đi về trên con đường mòn cát trắng quê tôi. Anh thương binh vẫn đến trường làng. Vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương…Anh vẫn mãi nhớ về đồng đội, vẫn dõi theo những người đang cầm súng và cả những người hy sinh : Bài hát có ngọn núi quê anh xa vời. Bài hát có đồng lúa miên man câu hò. Bài hát có người lính đã hy sinh rất âm thầm. Cho hôm nay những gót chân son. Vui quanh vết chân tròn…Bài hát có trận đánh không quên bên đồi. Bài hát có người lính biên cương thương Mẹ. Bài hát có ngọn gió cuốn bay theo dấu chân tròn (Vết chân tròn trên cát-TrầnTiến).

               Sẽ còn rất nhiều ca khúc nữa tạc nên cho chân dung người lính thêm chi tiết, sống động. Những bài ca ấy sẽ luôn đi cùng năm tháng để nhắc nhở chúng ta hiện tại cũng như mai sau hãy nhớ đến công lao của những người con trung hiếu đã góp phần gìn giữ bảo vệ giang sơn gấm vóc của tổ tiên chúng ta ngày càng rạng rỡ hơn, đáng tự hào hơn.

 

                                                                                             Tin bài: Tống Thị Hải Lý

Chân dung người lính Cụ Hồ được tạc nên bằng những câu hát!

Gửi vào: 14:45 20/01/2015

Hồi còn là cô bé tí xíu, trong 1 buổi được mẹ dắt đi xem biểu diễn văn nghệ tại 1 doanh trại bộ đội đóng gần cơ quan của mẹ, tôi như bị hút hồn vào giai điệu trầm hùng, ngân vang cùng màn múa minh họa với phục trang là lạ- áo trấn thủ, mũ lưới, lá ngụy trang dắt lưng với các động tác khỏe khoắn, nhịp nhàng của các chú bộ đội kéo pháo vào trận địa. Điệp khúc Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi…cứ ngân mãi trong tâm trí tôi và nó còn trở đi trở lại trong những giấc mơ không đầu không cuối của con trẻ. Tôi thấy chú bộ đội thật đẹp, thật oai. Dường như lúc nào nghĩ đến chú là nghĩ đến một sân khấu sáng lòa ánh đèn, rộn rã đàn sáo, tràn đầy màu sắc rực rỡ và âm thanh sống động, vui tươi.

Và đó là cảm nhận đầu đời về chân dung người lính Cụ Hồ!

Hết tuổi mẫu giáo, đi học ở trường phổ thông, biết chữ, được đọc nhiều, học nhiều hơn, tôi ngộ ra 1 điều- hóa ra cảm nhận của tôi mới chỉ một chiều, giản đơn về chú bộ đội qua 1 buổi xem biểu diễn văn nghệ, rằng chú bộ đội còn hấp dẫn vạn lần so với cảm nhận thời tấm bé. Đấy là những con người bằng xương bằng thịt rất đỗi thân quen, giản dị nhưng cũng đầy chiều sâu cảm xúc cần khám phá, đặc biệt là khi chân dung của họ hiện lên qua những câu hát.

Anh chiến sĩ trong bài hát Nhạc rừng của nhạc sĩ Hoàng Hiệp hiện lên thật hồn nhiên, vô tư: Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng. Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang. Cây rừng rộn tiếng theo lời ca mênh mông… Một mình mà không hề cô độc. Rất vui vẻ vì anh hòa mình vào thiên nhiên, coi thiên nhiên là người bạn tâm giao. Ai mà không bật cười vì cái lạc quan trong trẻo ấy!

 

Họ là những con người có trái tim nồng ấm yêu thương: tình cảm chân thành nhưng e ấp dịu ngọt- Nào ai đã một lần dám nói. Hương bưởi thơm cho lòng bối rối…Hai người chia tay chưa nói được điều chi. Mà hương thầm theo mãi bước người đi…Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu…(Hương thầm- Phan Thị Thanh Nhàn). Trong anh tân binh trước ngày ra trận vẫn thấp thoáng đó đây bóng dáng của cậu học trò mới lớn với mối tình đầu câm lặng: Mối tình đầu của tôi,… là bài thơ nằm hoài trong vở, giữa giờ chơi mang đến lại mang về…Ai cũng hiểu chỉ 1 người không hiểu, nên có 1 gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ…(Phượng hồng- Vũ Hoàng)

Giản dị qua màu áo xanh, màu của bình yên,  quê hương đất nước : Mầu áo chú bộ đội, mới trông là mầu xanh. Như mầu lá trên cành, trộn vào mầu xanh rêu đá. Mầu áo chú bộ đội, đi trên đường cát bụi. Lại ánh sắc mầu vàng, có mầu đỏ đất núi. Xen nâu đất đường làng. Mầu áo thân thương, khó đổi mầu qua mưa nắng. Như tình sâu nghĩa nặng, chẳng thay đổi bao giờ (Màu áo chú bộ đội- Nguyễn Văn Tý). Hành trang của người chiến sĩ: Cuộc đời chiến sĩ giản dị thật đáng yêu. Một chiếc ba-lô, một khẩu súng trường, một ngôi sao trên mũ. Cuộc đời chiến sĩ giản dị thật đáng yêu. Một túi lương khô, một tấm vải dù, một đôi dép cao su (Trái tim người chiến sĩ- Trần Viết Được).

Cũng lãng mạn, mộng mơ và tự hào về nơi họ đang sống, chiến đấu: Hoa sim, hoa sim. Nơi đây dù bão giông không phai màu trong ta,.. sắc lá vẫn xanh cánh tím nhớ mong, hoa sim ơi màu sắc quê hương, ơi màu tím yêu thương (Hoa sim biên giới- Việt Hương).

Khi ra mặt trận, hậu phương không chỉ là nơi tiếp thêm nguồn nhân lực, vật lực cho tiền tuyến: Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạo. Đời mẹ nghèo trông áo rách nên thương!…Trong lòng anh chiến sĩ, hậu phương là niềm tri ân với tấm lòng biết ơn sâu sắc: Lạ kì thay con đi như thế. Bỗng khi nào chợt nhớ hậu phương, thì đường đang xa mà đôi chân con khỏe. Trái tim này rực cháy yêu thương! (Tấm áo mẹ vá năm xưa- Nguyễn Văn Tý). Và nơi sâu thẳm trong tâm khảm người lính, hậu phương còn có một bóng hồng được anh lính dành cho tình cảm êm dịu nhất: Khi mặt trận bình yên, anh lính về thăm phố. Cô gái vừa tan ca. Họ hẹn nhau, và chờ nhau. Cùng khát khao hạnh phúc. Họ đón nhau và mùa xuân cũng theo về…(Mùa xuân bên cửa sổ- Xuân Hồng). Rồi niềm yêu thương vẫn theo anh trên mọi nẻo đường ra trận: Khi tạm biệt mùa xuân anh lính về biên giới cô gái vào ca ba. Họ tạm xa từng ngày qua cùng thiết tha thầm nhớ. Họ vững tin rồi mùa xuân cũng quay về (Mùa xuân bên cửa sổ-Xuân Hồng)

Với các anh tân binh, tiền tuyến là cái phía trước. Rất hăng hái, náo nức vì các anh xác định chiến đấu vì lý tưởng dân tộc: Trường Sơn ơi, nơi núi mờ xa mà ta chưa qua, có suối reo, có gió ngàn cây có dốc cao vực sâu mất lối. mây trắng quyện dưới chân bước bồi hồi, có nắng lửa đốt thiêu vách núi … Trường Sơn ơi, ta đã lên đường. khi lửa tiền phương đang nhắc ta gấp bước đường xa. Khi thù giặc cướp nước cháy bỏng trong lòng ta (Chiếc gậy Trường Sơn- Phạm Tuyên).

Mặt trận tuy gian khổ nhưng vẫn có cái hấp dẫn: Đường ra trận mùa này

đẹp lắm, Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây…. Vô tư trong trẻo và đầy niềm say mê công việc. Mặc dù lúc đầu nhận nhiệm vụ anh nuôi, chàng lính mới ngượng ngùng xấu hổ nên giấu biệt xuất xứ: Tên tôi là…là tôi không nói. Khi xác định được tư tưởng: Xe không dầu, xe nào đi cho. Cơm canh ngọt ấy là tôi lo. Cho dù cấp tướng đến anh binh nhì. Đều có bọn mình dẻo cơm canh ngọt. Tăng sức mạnh đánh giặc kia càng thêm hăng. Chiến thắng nào đều có công anh nuôi.…thì anh tự hào giới thiệu về mình: Tên tôi là…là…Là Lê Anh Nuôi, Là Lê Anh Nuôi, Là Lê… Anh Nuôi (Tên tôi là Lê Anh Nuôi- Đàm Thanh)

Thật nao lòng trước cái gian khổ khó khăn mà người lính phải đối mặt: Đói rét trong những ngày đầu kháng chiến- Gió hút theo mây người nào đem manh áo tới đây cho người lính đêm đông này …Tấm áo xông pha mùa lạnh che thân chiến sĩ ta, đây là áo nơi quê nhà (Áo mùa đông- Đỗ Nhuận), Nơi biên cương rừng sâu anh âm thầm chịu đựng gió sương…(Trái tim người chiến sĩ- Trần Viết Được). Cái khắc nghiệt của khí hậu, cái nguy hiểm khi đối mặt với kẻ thù: Rừng âm u mây núi mênh mông. Ngày nắng cháy, đêm giá lạnh đầy. Rừng mờ sương khuya bóng tối quân thù trước mặt, nặng tình non sông anh dâng tròn tuổi đời thanh (Hát về anh- Thế Hiển). Là sự hòa quyện giữa ý chí và tình cảm, giữa tinh thần và cảm xúc : Đảng cho anh một trái tim. Một trái tim biết yêu tha thiết đất nước quê hương. Một trái tim biết căm thù quân xâm lược. Một trái tim rực lửa anh hùng…Có gì đẹp bằng trái tim, đẹp bằng trái tim người chiến sĩ. Có gì đẹp bằng trái tim, đẹp bằng trái tim…Người chiến sĩ Việt Nam (Trái tim người chiến sĩ- Trần Viết Được)

 

 

 

Vượt lên tất cả, người chiến sĩ trở nên dũng mãnh phi thường: quần nhau với giặc, áo con rách thêm nên các mẹ già lại phải thức thâu đêm vá áo (Tấm áo mẹ vá năm xưa – Nguyễn Văn Tý), Dẫu có những gian lao dẫu có những nhọc nhằn, mang trong trái tim anh trọn niềm tin (Trái tim người chiến sĩ- Trần Viết Được)

Không có chiến thắng nào không có mất mát, hy sinh: Này người ơi có thấy phút nào, từng bạn tôi anh dũng máu trào, màu cờ loang trên áo. Này người ơi có thấy phút nào, từng đoàn quân khâu áo nhuốm đào, thành cờ cuốn lên cao (Áo mùa đông- Đỗ Nhuận). Sự hy sinh của người lính rất anh dũng, đau thương nhưng không hề bi lụy, một sự ra đi mà bất tử, cái chết của họ tiếp thêm sức mạnh cho người đang sống, nó thúc giục mọi người tiến lên: Gương người dũng cảm đi vào lịch sử vang vọng lại lời ca lớp lớp lên đường để trở thành tư thế Việt Nam tự hào thế hệ. Anh giải phóng quân ơi tên anh đã thành tên đất nước tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân từ (Dáng đứng Việt Nam-Đang Dung), Tỏa sáng dịu dàng, một khúc tình ca đợi chờ, theo anh theo anh trên những con đường xa, ru anh ru anh trong những đêm vời xa vời xa (Chiếc vòng cầu hôn-Trần Tiến).

Hòa bình lập lại, chiến tranh lùi xa, anh bộ đội- thương binh trở về cuộc sống đời thường: Vết chân tròn vẫn đi về trên con đường mòn cát trắng quê tôi. Anh thương binh vẫn đến trường làng. Vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương…Anh vẫn mãi nhớ về đồng đội, vẫn dõi theo những người đang cầm súng và cả những người hy sinh : Bài hát có ngọn núi quê anh xa vời. Bài hát có đồng lúa miên man câu hò. Bài hát có người lính đã hy sinh rất âm thầm. Cho hôm nay những gót chân son. Vui quanh vết chân tròn…Bài hát có trận đánh không quên bên đồi. Bài hát có người lính biên cương thương Mẹ. Bài hát có ngọn gió cuốn bay theo dấu chân tròn (Vết chân tròn trên cát-TrầnTiến).

               Sẽ còn rất nhiều ca khúc nữa tạc nên cho chân dung người lính thêm chi tiết, sống động. Những bài ca ấy sẽ luôn đi cùng năm tháng để nhắc nhở chúng ta hiện tại cũng như mai sau hãy nhớ đến công lao của những người con trung hiếu đã góp phần gìn giữ bảo vệ giang sơn gấm vóc của tổ tiên chúng ta ngày càng rạng rỡ hơn, đáng tự hào hơn.

 

                                                                                             Tin bài: Tống Thị Hải Lý


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • PHẠM THỊ MINH THÚY, NỮ TRƯỞNG KHOA VỚI NHỮNG Ý TƯỞNG, ĐỘT PHÁ MỚI (20/06)
  • Tổng kết các lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Mầm non khoa 13, Tiểu học khóa 18 và THCS khóa 15 (23/11)
  • Cảm nhận từ một chuyến tham quan, thực tế (10/11)
  • Cảm nhận từ hoạt động trải nghiệm thực tế (10/11)
  • Cảm nhận từ một chuyến đi (31/10)
  • Giá trị gợi hình của các câu thành ngữ (19/04)
  • Sinh viên “đi phượt”, một trải nghiệm trẻ trung, năng động và bổ ích? (22/03)
  • Kỹ năng ra quyết định của người lãnh đạo (10/02)
Các bài đã đăng
  • Tổng kết các lớp Bồi dưỡng CBQL: THCS K12, Mầm non K10, Tiểu học K15 (23/12)
  • Chuyến thăm quan thực tế thú vị (21/11)
  • Học viên các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý nô nức trong ngày tựu trường (22/09)
  • Thầy trò khoa Bồi dưỡng hăng say học tập (14/11)
  • Ấm áp đến từ những tấm lòng (08/03)
  • Bồi dưỡng cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu mới của nhiệm vụ giáo dục (02/10)
  • Buổi sinh hoạt chuyên môn ấn tượng (05/08)
  • Buổi tọa đàm đáng nhớ! (13/06)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin