Hấp dẫn giờ dạy Vật lý với câu hỏi thực tế

Thầy Đỗ Văn Hải (Trường THPT Bá Thước – Thanh Hóa) cho rằng, vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí 10 – THPT sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học Vật lí.

Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị, nông thôn

Đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn vật lí.

Tuy nhiên, thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều. “Nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống” – Thầy Đỗ Văn Hải ví von.

 

Giải pháp thực hiện

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Theo thầy Đỗ Văn Hải, có thể vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí 10 THPT bằng cách:

Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo.

Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các kiến thức cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông.

Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.

Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích.Vì muốn giải được bài toán vật lí đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào?

Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày.

Các hình thức tổ chức thực hiện

Thầy Đỗ Văn Hải cũng đồng thời chia sẻ các hình thức tổ chức thực hiện để thực hiện vận dụng các câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí. Cụ thể:

Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích.

Lồng ghép tích hợp môi trường trong bài dạy: Vấn đề môi trường luôn được nhắc đến hằng ngày như: khói bụi của nhà, nước thải của sinh hoạt, ô nhiễm phóng xạ,…có liên quan gì đến sự thay đổi của thời tiết hay không. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy ví dụ sao cho gần gũi.

Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh thấy được ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu. Do đó trong mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn.

Vai trò của thầy giáo mang tính quyết định

Để đạt được mục đích của học Vật lí trong trường phổ thông, thầy Hải cho rằng, giáo viên dạy vật lí là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về vật lí, người giáo viên dạy vật lí còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức vật lí của học sinh.

Khi dạy kiến thức Vật lí trong bất kì lĩnh vực nào: Chuyển động cơ học, các lực cơ học, công cơ học, năng lượng… đều liên quan đến các hiện tượng vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên.

Nên khi giáo viên sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được mối liên quan giữa các môn học với nhau.

Ví dụ: Tại sao càng lên cao không khí càng loãng?

Trả lời: Do phân tử khối của O2 lớn nên ảnh hưởng của lực hút mạnh hơn nên tập trung chủ yếu ở dưới gần mặt đất.

Bên cạnh đó, học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hằng ngày.

Ví dụ: Tại sao viên bi thép lại có thể nảy lên khi rơi xuống sàn lót gạch nhưng lại nằm yên khi rơi xuống cát ?

Trả lời: Va chạm giữa hòn bi với sàn nhà mang đặc tính biến dạng đàn hồi nên sinh ra lực đàn hồi và làm cho viên bi nảy lên. Còn va chạm giữa viên bi và lớp cát là va chạm mềm mang đặc tính biến dạng không đàn hồi nên không có lực đàn hồi xuất hiện và viên bi không thể nảy lên được.

Thầy Hải cũng lưu ý, trong quá trình dạy học nếu giáo viên luôn sử dụng một kiểu dạy sẽ làm cho học sinh nhàm chán.

Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức đưa ra các tình huống giả định để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh, vừa tạo môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.

Theo Báo Giáo dục thời đại

Hấp dẫn giờ dạy Vật lý với câu hỏi thực tế

Gửi vào: 10:59 04/11/2014
Thầy Đỗ Văn Hải (Trường THPT Bá Thước – Thanh Hóa) cho rằng, vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí 10 – THPT sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học Vật lí.

Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị, nông thôn

Đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn vật lí.

Tuy nhiên, thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều. “Nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống” – Thầy Đỗ Văn Hải ví von.

 

Giải pháp thực hiện

Theo thầy Đỗ Văn Hải, có thể vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí 10 THPT bằng cách:

Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo.

Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các kiến thức cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông.

Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.

Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích.Vì muốn giải được bài toán vật lí đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào?

Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày.

Các hình thức tổ chức thực hiện

Thầy Đỗ Văn Hải cũng đồng thời chia sẻ các hình thức tổ chức thực hiện để thực hiện vận dụng các câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí. Cụ thể:

Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích.

Lồng ghép tích hợp môi trường trong bài dạy: Vấn đề môi trường luôn được nhắc đến hằng ngày như: khói bụi của nhà, nước thải của sinh hoạt, ô nhiễm phóng xạ,…có liên quan gì đến sự thay đổi của thời tiết hay không. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy ví dụ sao cho gần gũi.

Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh thấy được ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu. Do đó trong mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn.

Vai trò của thầy giáo mang tính quyết định

Để đạt được mục đích của học Vật lí trong trường phổ thông, thầy Hải cho rằng, giáo viên dạy vật lí là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về vật lí, người giáo viên dạy vật lí còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức vật lí của học sinh.

Khi dạy kiến thức Vật lí trong bất kì lĩnh vực nào: Chuyển động cơ học, các lực cơ học, công cơ học, năng lượng… đều liên quan đến các hiện tượng vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên.

Nên khi giáo viên sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được mối liên quan giữa các môn học với nhau.

Ví dụ: Tại sao càng lên cao không khí càng loãng?

Trả lời: Do phân tử khối của O2 lớn nên ảnh hưởng của lực hút mạnh hơn nên tập trung chủ yếu ở dưới gần mặt đất.

Bên cạnh đó, học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hằng ngày.

Ví dụ: Tại sao viên bi thép lại có thể nảy lên khi rơi xuống sàn lót gạch nhưng lại nằm yên khi rơi xuống cát ?

Trả lời: Va chạm giữa hòn bi với sàn nhà mang đặc tính biến dạng đàn hồi nên sinh ra lực đàn hồi và làm cho viên bi nảy lên. Còn va chạm giữa viên bi và lớp cát là va chạm mềm mang đặc tính biến dạng không đàn hồi nên không có lực đàn hồi xuất hiện và viên bi không thể nảy lên được.

Thầy Hải cũng lưu ý, trong quá trình dạy học nếu giáo viên luôn sử dụng một kiểu dạy sẽ làm cho học sinh nhàm chán.

Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức đưa ra các tình huống giả định để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh, vừa tạo môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.

Theo Báo Giáo dục thời đại


Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin
Các bài mới
  • Giữ gìn văn hóa truyền thống qua các bài học ngoại khóa (23/02)
  • Những khác biệt trong thi THPT quốc gia năm 2017 và năm 2016 (08/02)
  • Thi THPT quốc gia 2017: Thí sinh đăng ký thi thế nào? (07/02)
  • 6 lưu ý với giảng viên dạy ngành kỹ thuật (03/02)
  • Biệt danh của những thí sinh Olympia nổi bật (24/11)
  • Khai mạc Hội thi chuyên môn – nghiệp vụ các trường ĐH, CĐ vùng Trung Bắc lần thứ XI (05/11)
  • Công văn số 5250/BGDĐT-GDTH về việc triển khai tập huấn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT (25/10)
  • Học Lịch sử kiểu mới cực sinh động: Lập hẳn Facebook cho vua Quang Trung! (16/09)
Các bài đã đăng
  • “Chìa khóa” giúp giáo dục hiệu quả kỹ năng sống (31/10)
  • Tiếng trống hiếu học của người Dao (10/10)
  • eLearning – Thời đại DẠY và HỌC công nghệ số (02/10)
  • Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/8/2014 V/v Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học (28/09)
  • Một số mẹo nhỏ giúp học sinh tiểu học viết chữ đẹp (26/09)
  • ‘Yếu ngoại ngữ, không biết vươn lên không làm thầy được’ (10/09)
  • Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm năm học (19/08)
  • 3 hạng chức danh nghề nghiệp với giáo viên TCCN (18/08)
Lưu tin Lưu tin – Bản in Bản in – Download tin Download tin